Phân loại chi phí phục vụ quá trình ra quyết định

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VẠN XUÂNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 47)

1 CHƯƠNG : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC

1.3.1 Phân loại chi phí phục vụ quá trình ra quyết định

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ được tính trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kế chi phí cũng như phục vụ cho các việc quyết định kinh doanh thì có các cách phân loại khác nhau.

Phân loại chi phí vận tải theo yếu tố chi phí

Theo cách phân loại này thì nếu chi phí phát sinh có cùng nội dung kinh tế thì được sắp xếp vào cùng một yếu tố.

- Chi phí nhiên liệu'. Các loại nhiên liệu mua từ bên ngoài dùng cho

hoạt

động kinh doanh vận tải.

- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: bao gồm giá trị của tất cả vật liệu,

công cụ dụng cụ DN mua về dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN. Thông qua yếu tố chi phí này giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức dự trữ và nhu cầu thu mua vật liệu, dụng cụ cho hợp lý.

- Chi phí tiền lương: Gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp của

lái

xe, các nhân viên sửa chữa, nhân viên quản lý, điều hành của DN vận tải.

- Các khoản trích theo lương là số tiền trích theo một tỷ lệ nhất định so

với quỹ lương hàng tháng thực tế bao gồm chi phí công đoàn, BHYT, BHXH, BHTN.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong

kỳ

của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh vận tải tại doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí gắn liền với các dịch vụ

31

từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động kinh doanh vận tải trong kỳ kế toán.

- Chi phí khác như chi phí về lệ phí giao thông, sửa chữa thường xuyên

phương tiện, chi phí bảo hiểm, đăng kiểm phương tiện, chi phí bến, cảng phí, đại lý phí, hoa tiêu ...

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về tỷ trọng, kết cấu của từng loại chi phí mà DN

đã chi ra, qua đó xác định được khối lượng, giá trị các nguồn lực mà DN đã tiêu dùng trong kỳ, từ đó hoạch định, xây dựng hệ thống dự toán chi phí cho doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo chức năng của chi phí

Là hình thức phân loại theo phạm vi sản xuất, đây cũng là cách phân loại

phổ biến trong kế toán kế toán tài chính tại nhiều doanh nghiệp đang áp dụng

- Chi phí sản xuất sản phẩm

Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến chi phí trực tiếp để đưa xe vào phục vụ khách hàng trong kỳ kế toán bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nhiên vật liệu

được

sử dụng trực tiếp cho hoạt động vận chuyển trong kỳ.

- Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí trả cho nhân viên lái xe

như

tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ...

- Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí sử dụng cho hoạt

động

vận tải ngoài chi phí nhiên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như chi phí quản lý. đội xe, khấu hao tài sản cố định, lệ phí giao thông, phí bảo hiểm xe, các chi phí khác bằng tiền...

- Chi phí ngoài sản xuất

Là các chi phí liên quan đến việc quản lý và thực hiện phát sinh ngoài phạm vi hoạt động dịch vụ vận tải bao gồm:

- Chi phí bán hàng: là các chi phí liên quan đến hoạt động cung cấp

dịch

32

đài, chi phí khác...

- Chi phí quản lý doanh nghiệp', tất cả các chi phí liên quan đến công

việc hành chính, quản tại DN vận tải bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý DN, nguyên liệu vật liệu phục vụ cho quản lý DN, chi phí khấu hao TSCĐ, trụ sở, thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động quản lý, quản trị DN, chi phí dịch vụ, chi phí khác...

Theo cách phân loại theo tiêu thức này cho phép kiểm soát chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí, là cơ sở để kế toán tài chính tập hợp chi phí, phục vụ cho việc tính giá thành dịch vụ, xây dựng kế hoạch giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính.

Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Trong doanh nghiệp vận tải taxi, hoạt động vận tải theo cơ sở dựa trên quãng đường lái xe chạy có khách, vì vậy theo cách hoạt động này, việc phân loại này chi phí được chia thành ba loại là chi phí biến đổi - chi phí gắn liền với sự thay đổi trên quãng đường xe chạy và chi phí cố định chi phí không thay

đổi khi thay đổi số quãng đường xe chạy và chi phí hỗn hợp.

- Chi phí biến đổi hay biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng không thay đổi khi tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động. Trong doanh nghiệp vận tải

taxi thì biến phí thường bao gồm các chi phí như chi phí nhiên liệu, chi phí tiền

lương của nhân công trực tiếp, các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp... Kiểm soát được biến này có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu lợi nhuận của DN vận tải, kiểm soát tốt chi phí biến đổi sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Biến phí có hai loại là biến phí tỉ lệ và biển phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp. - Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng chi phí quan hệ tỉ lệ thuận trực tiếp

33

với mức độ hoạt động, còn chi phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi. ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,...)

- Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp

- Chi phí cố định hay định phí là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Vì vậy, doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn luôn tồn tại định phí, hay khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Trong DN vận tải thì chi phí cố định bao gồm các chi phí như chi phí khấu hao phương tiện vận tải, lương của nhân viên quản lý đội, nhóm, điều hành phương tiện, nhân viên sửa chữa bảo dưỡng ... Phạm vi phù hợp để xem xét tính cố định hay biến đổi của chi phí ở đây là giới hạn năng lực sản xuất tối

thiểu và tối đa trong ngắn hạn của DN.

- Chi phí hỗn hợp là những chi phí có cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi. Trong thực tế có rất nhiều chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thuần tuý là chi phí biến đổi hay thuần tuý là chi phí cố định mà là chi phí hỗn hợp ví dụ như chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, chi phí dầu mỡ bôi trơn v..v..v. Hiểu biết rõ về các thành phần biến đổi và cố định trong chi phí hỗn hợp sẽ giúp ích cho DN trong việc dự toán chi phí. Để phân tích chi phí hỗn hợp, kế toán có thể sử dụng 4 phương pháp cơ bản đó là:

- Phương pháp biểu đồ phân tán

- Phương pháp cực đại, cực tiểu.

- Phương pháp bình phương nhỏ nhất

- Phương pháp hồi quy

Cách phân loại này cho phép nghiên cứu quy luật biến động của các chi phí và khảo sát sự ảnh hưởng của khối lượng vận tải đến giá thành, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra các biện pháp quản lý thích ứng đối với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành vận tải, đồng thời xác định được khối lượng vận tải hành khách trong một thời kỳ nhất định giúp doanh nghiệp đạt

34

được hiệu quả kinh tế cao

Phân loại chi phí tại vị trí phát sinh chi phí

Là cách phân loại chi phí theo bộ phân phát sinh ra chi phí bao gồm:

- Chi phí tại đội lái xe: Là các chi phí phát sinh trực tiếp tại đội lái xe như chi phí nhiên liệu, nhân công trực tiếp điều hành phương tiện...

- Chi phí ở xưởng bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật.

- Chi phí dịch vụ hỗ trợ khác.

- Chi phí ở các phòng ban nghiệp vụ.

Cách phân loại này phục vụ chủ yếu cho công tác hạch toán nội bộ trong DN Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tài chính và quản trị thì doanh nghiệp nên phân loại chi phí theo các loại chi phí theo yếu tố của chi phí, theo

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VẠN XUÂNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 47)