Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong doanh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CHARTER DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 38 - 44)

1.2 Kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quảkinh doanh lữ hành trong doanh

1.2.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong doanh

nghiệp kinh doanh du lịch

1.2.3.1 Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành

Trên thế giới hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh. Song, tổng hợp lại, chúng đều có bản chất giống nhau, đó là kết quả kinh doanh được xác định bằng tổng doanh thu và thu nhập trừ đi tổng chi phí phát sinh tương ưng ứng trong cùng một kỳ kế toán.

Hoạt động kinh doanh lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật chung này. Nói cách khác: kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng doanh thu hoạt động kinh doanh lữ hành trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh lữ hành ra lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh lữ hành. Đây thường là hoạt động kinh doanh chính của các công ty du lịch nhưng không phải là hoạt động duy nhất nên kết quả kinh doanh được xác định là lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh lữ hành, không phải lợi nhuận trước thuế cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này chỉ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kính doanh lữ hành của công ty kinh doanh du lịch, chưa thể là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh chung của toàn đơn vị.

1.2.3.2 Nguyên tắc xác định kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Phải phản ánh đầy đủ, chính xác KQHĐKD theo quy định hiện hành.

KQHĐKD được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong kế toán hoạt động kinh doanh cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch vụ.

Các khoản doanh thu và thu nhập từ hoạt động kinh doanh lữ hành được kết chuyển để xác định KQHĐKD lữ hành đó là doanh thu thuần và thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh lữ hành.

Kết quả kinh doanh lữ hành (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lữ hành) là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ hoạt động BH & CCDV kinh doanh lữ hành trừ đi chi phi hoạt động kinh doanh lữ hành phát sinh cùng kỳ kinh doanh. Do vậy, trước khi tiến hành xác định KQHĐKD lữ hành, kế toán phải thực hiện soát xét, tổng hợp, đối chiếu với các bên liên quan (nếu cần) toàn bộ số liệu về doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động lữ hành. Ngoài ra, thực hiện các bút toán nội sinh như phân bổ chi phí, doanh thu chưa thực hiện... và kết chuyển cuối kỳ theo quy định. Việc làm này không chỉ để xác định kết quả kinh doanh chung của đơn vị trong kỳ mà còn phân bổ chi tiết theo từng chương trình du lịch cụ thể nhằm phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ.

Hiện nay, có hai phương pháp trình bày kết quả kinh doanh lữ hành được áp dụng phổ biến đó là dựa trên cơ sở phân loại chi phí theo mục đích của chi phí hoặc theo nội dung của chi phí.

Lợi nhuận gộp từ , Giá vốn hàng bán từ Doanh thu thuần từ hoạt

hoạt động kinh = - hoạt động kinh

động kinh doanh lữ hành

doanh lữ hành doanh lữ hành

- Theo phương pháp phân loại theo nội dung của chi phí, kết quả kinh doanh

lữ hành được xác định:

Lợi nhuận gộp từ Giá thành theo yếu

Doanh thu thuần từ hoạt

hoạt động kinh = - tố từ hoạt động kinh

động kinh doanh lữ hành

doanh lữ hành doanh lữ hành

1.2.3.3 Nội dung xác định kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Trong doanh nghiệp, để xác định KQHĐKD, kế toán thường căn cứ và sổ cái hai TK 632, 511 để xác định kết quả kinh doanh (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh) trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Để theo dõi, phản ánh KQHĐKD (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh), các doanh nghiệp sử dụng TK “911-Xác định KQHĐKD”.

Quy trình hạch toán KQHĐKD theo sơ đồ 1.5:

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Chú thích:

(1) Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu sang giá vốn hàng bán (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang giá vốn hàng bán

(3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang giá vốn hàng bán

(4) Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kì để xác định kết quả kinh doanh (5) Kết chuyển doanh thu thuần cuối kì để xác định kết quả kinh doanh

KQHĐKD nói chung và KDHĐKD lữ hành nói riêng được thể hiện trên Báo cáo KQHĐKD của đơn vị, theo mẫu số B02-DN ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2016 và Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thể hiện theo mẫu báo cáo này, chi phí được phân loại theo chức năng của nó trong quá trình kinh doanh: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Chính từ đặc điểm này, thu nhập và kết quả kinh doanh cũng được trình bày tương ứng theo từng chức năng hoạt động. Việc này sẽ cung cấp thông tin phù hợp với những yêu cầu thẩm tra hoạt động kinh doanh của đơn vị từ các đối tượng bên ngoài như cơ quan quản lý chức năng, ngân hàng, đối tác, nhà cung cấp...

Mặt khác, đối với nhà quản trị kinh doanh du lịch, họ quan tâm đến lợi nhuận của từng tour, từng chương trình du lịch. Họ cần tìm câu trả lời cho việc hiệu quả từ kinh doanh lữ hành nội địa hay lữ hành quốc tế cao hơn, loại tour nào đem lại lợi nhuận lớn hơn để có thể đưa ra chiến lược đầu tư mở rộng thị trường một cách hợp lý nhất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tối đa lợi nhuận. Vì vậy, ngoài các thông tin trên BCTC đơn vị cung cấp, với mỗi đơn vị kinh doanh du lịch cụ thể đều có những yêu cầu riêng cho báo cáo quản trị nội bộ để đánh giá được hiệu quả của phần chi phí bỏ ra với kết quả kinh doanh mang lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •

Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh lữ hành; những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra một số mô hình kế toán điển hình của một số quốc gia trên thế giới. Luận văn đã phân tích các đặc điểm và ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn mô hình, cũng như hệ thống kế toán ở mỗi nước; từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho sự lựa chọn mô hình, hệ thống kế toán ở Việt Nam.

Tổng kết lại những vấn đề lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, luận văn đã làm rõ tầm quan trọng của công tác này trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng.

Những cơ sở lý luận chung trong chương 1 và kinh nghiệm kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới chính là nền tảng quan trọng để đối chiếu, đánh giá những quy định pháp lý về công tác thực hiện chúng trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở nước ta hiện nay. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại một đơn vị kinh doanh du lịch cụ thể đó là Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam ở chương 2; qua đó, cung cấp các luận cứ cần thiết đề xuất những giải pháp, điều kiện hoàn thiện công tác kế toán này cho đơn vị tại chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHARTER DU LỊCH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CHARTER DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w