trong việc đẩy mạnh công tác phục vụ khách hàng, tăng doanh thu: Doanh thu năm 2015 tăng 72.791.464.371 VNĐ tương ứng gần gấp 02 lần so với doanh t hu năm 2014. Doanh thu năm 2016 tăng 88.166.581.622 tương ứng gấp khoảng 1,6 lần so với doanh thu năm 2015. Mặc dù tốc độ tăng doanh thu của năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 nhưng nhìn chung tổng doanh thu năm 2016 đã tăng
đáng kể. Việc tăng doanh thu của công ty qua các năm được đánh dấu là một sự phát triển khả quan.
Việc tăng doanh thu kèm theo đó là sự tăng vượt bậc của lợi nhuận trước và sau thuế. Do năm 2013 công ty mới thành lập, kết quả kinh doanh bị lỗ, đồng thời năm 2014 ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan về mặt chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam dẫn tới việc “cấm cửa” toàn bộ các tour du lịch của khách Trung Quốc sang nước ta. Năm 2014 lại tiếp tục là một năm “thua lỗ” của VNT-Charter. Bắt đầu từ năm 2015, điều kiện xã hội cùng sự nỗ lực vượt trội của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển. Công ty làm ăn đã có lãi, và đến năm 2016, sự phát triển ấy lại bước thêm một bước xa hơn với lợi nhuận đạt 134.277.877 VNĐ.
Số phải thu khách hàng của năm 2015 cao hơn so với năm 2014 nhưng đến năm 2016 đã có sự giảm nhanh chóng. Đây thực sự là một tín hiệu tốt trong việc quản lý các khoản phải thu và quản trị dòng tiền trong đơn vị. Đến năm 2016, công ty đã thực sự ổn định về mặt nhân sự, ban điều hành các bộ phận vì vậy việc kiểm soát chi phí cũng tốt hơn. Việc tăng chi phí quản lý của năm 2016 so với năm 2015 chủ yếu là do tuyển mới nhân sự và đồng thời nâng lương, thu nhập của cán bộ nhân viên hiện hữu.
Qua bảng phân tích sơ bộ trên, cho thấy công ty đang trên đà phát triển, hầu hết các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh đều khả quan.
Mục tiêu năm 2020 định hướng đến năm 2030
Phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của công ty nhằm phát huy thế mạnh, phát triển dịch vụ trên những dịch vụ truyền thống: tổ chức các tour du lịch lớn hơn, đi nhiều điểm hơn với thời gian kéo dài hơn.
Đưa các loại hình dịch vụ mới vào thực hiện mà thị trường có nhu cầu: thay vì hợp tác thuê xe với các nhà xe như hiện nay, công ty sẽ tự xây dựng bộ phận tổ xe riêng phục vụ cho việc đưa đón khách du lịch của mình; kết hợp cho thuê kinh doanh.... Thay vì việc đặt toàn bộ phòng của các khách sạn như hiện nay, công ty
sẽ trực tiếp đầu tư vào mảng này bằng việc mua lại các căn hộ làm phòng ở cho khách, đầu tư và xây dựng các resort, villa và hướng đến một tương lai “tự cung tự cấp” về phòng nghỉ cho khách hàng.
Mở rộng thêm văn phòng đại diện ở Phú Quốc trong năm 2017 và ở Quảng Ninh năm 2018 để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch ở hai điểm du lịch này.
Ngoài ba thị trường lớn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, công ty sẽ mở rộng và phát triển hơn nữa du lịch châu Á từ các nước khác đến Việt Nam. Đồng thời, phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế outbound (bước đầu sẽ sang ba “bạn hàng” lớn trước, sau đó là các quốc gia khác).
Năm 2020 thu hút trên 200.000 (hai trăm nghìn) lượt khách mỗi năm đến Việt Nam.
Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, đầu tư cho phần mềm quản lý riêng cho bộ phận thị trường và bộ phận điều hành để tính giá tour nhằm tiết kiệm chi phí thời gian của nhân sự.
Đến năm 2020, đảm bảo bình quân mức thu nhập hàng tháng cho một nhân viên chính thức bậc thấp nhất trên 10 triệu đồng.
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam
Đóng vài trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các công ty lữ hành có vai trò quan trọng tác động đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên tại điểm đến thông qua việc ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn dịch vụ của khách du lịch. Do đó, các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lượng khách du lịch quốc tế về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm thăm quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương cũng như môi trường tự nhiên tại điểm đến. Với vị trí quan trọng này, nhóm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể là những tác động đến môi trường và xã hội của họ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị du
lịch, từ đó trở thành nhân tố thiết yếu thúc đẩy ngành du lịch nước ta đạt được mục tiêu phát triển bền vững
Với điều kiện kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành là cơ sở rất quan trọng trong quá trình kiểm soát, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả nhận thấy việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành là cần thiết, đồng thời phải được thực hiện một cách khoa học.
Thêm nữa, đứng ở góc độ riêng của Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam, là một công ty khá mới, chưa có bề dày kinh nghiệm cũng như thị phần đáng kể trong ngành du lịch, kết quả kinh doanh trong những năm gần đây cho thấy một hiệu quả vượt bậc, sự tăng trưởng quá nhanh. Đó là bằng chứng cho thấy sự vươn lên không ngừng của đơn vị nhưng cũng đặt ra những khó khăn và thách thức hơn nữa trong thời gian tới mà công ty cần phải vượt qua để nâng tầm vị thế của mình.
Bởi vậy, để đảm bảo việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam có tính khả thi và đạt hiệu quả như mong muốn, đơn vị cần chú ý một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán
Nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Cùng với đó, hội nhập quốc tế về kế toán, kiểm toán cũng là một yêu cầu tất yếu của Việ Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành là phải phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, có sự vận dụng hợp lý các quy định thuộc khung pháp lý về kế toán. Hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang được đổi mới căn bản để phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Việc này không chỉ đáp ứng yêu cầu về minh bạch hóa nền kinh tế mà hội nhập quốc tế về kế toán còn để xây dựng hệ thống quản lý tài chính tiên tiến, dựa trên các chuẩn mực quốc tế đã và đang thịnh hành. Đảm bảo được yêu cầu này sẽ là cơ sở để thực hiện công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh DVDL lữ
hành trong các doanh nghiệp nói chung, không chỉ riêng với Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam.
Thứ hai, phải đảm bảo dựa trên hệ thống các quy phạm pháp luật về kế toán Việt Nam liên quan đến tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Tất cả các doannh nghiệp hoạt động tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp 2014 đều phải chấp hành tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định pháp lý về kế toán. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành trước hết phải căn cứ vào luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn có liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, trường hợp chưa có sự đầy đủ về nguyên tắc hay phương pháp kế toán liên quan thì phải kiến nghị để hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan.
Thứ ba, phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của các đối tượng trong và ngoài đơn vị
Việc xác định những nội dung cần hoàn thiện trong kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Có như vậy, thông tin kế toán mói thực sự hữu ích, thiết thực cho các đối tượng sử dụng, phát huy được vai trò của kế toán trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp và ra các quyết định kinh tế.
Thứ tư, phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả
Các giải pháp triển khai hoàn thiện hệ thống kế toán phải được tiến hành trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả. Để triển khai công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí, yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, đòi hỏi các chi phí chi ra cho việc hoàn thiện công tác kế toán phải được bù đắp thỏa đáng bởi chất lượng công việc, chất lượng thông tin do kế toán cung cấp.
Thứ năm, phải đảm bảo phù hợp với thực tế tổ chức kinh doanh và quản lý của đơn vị
Nội dung và các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành phải xuất phát từ thực tế, xuất phát từ hiện
trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo tính kế thừa những nội dung hợp lý để tiếp tục vận dụng, xác định và hoàn thiện những nội dung chưa thực sự phù hợp. Ngoải ra, việc hoàn thiện công tác kế toán phải tính đến những bước phát triển trong tương lai của ngành du lịch, đặc biệt trong bối cảnh cơ chế quản lý kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng đang có nhiều thay đổi để phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam
Trước hết, đơn vị cần hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán của mình: Việc để thủ quỹ vừa theo dõi vừa đảm nhiệm kế toán tiền mặt là không hợp lý. Công ty cần phân công kế toán thanh toán thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt cùng với thanh toán qua chuyển khoản. Phân công lại như vậy không chỉ giúp tránh để một người làm hai công việc, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán mà còn giảm thiểu được tối đa nhầm lẫn, sai sót hay gian lận xảy ra. Thêm nữa, khi công việc của vị trí thủ quỹ giảm nhẹ, họ sẽ chuyên sâu và tập trung hơn vào phần việc của mình.
Để tạo tiền đề cho việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam, trước tiên, công ty cần hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống tài khoản, sổ sách như sau:
3.2.1 Hoàn thiện kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh lữ hành tạiCông ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam
Thứ nhất, về nội dung thông tin trên chứng từ kế toán liên quan đến việc xác định doanh thu cung cấp DVDL lữ hành
Doanh thu của công ty hiện nay chiếm đến hơn 90 % từ các tour quốc tế theo mức giá trọn gói nhất định. Giá trọn gói này được thể hiện trong hợp đồng được kí giữa công ty và các hãng du lịch nước ngoài. Căn cứ vào giá trọn gói khi thanh lý hợp đồng để kế toán xác định doanh thu tính thuế GTGT cũng như doanh thu cung
cấp dịch vụ. Từ đó, kế toán sẽ tự tính trừ đi các khoản chi hộ khách du lịch để xác định đúng doanh thu cung cấp dịch vụ bằng công thức: Doanh thu cung cấp dịch vụ = (Giá trọn gói khi thanh lý hợp đồng - các khoản chi hộ)/(1+10%)
Như vậy, để đảm bảo tính chính xác về doanh thu, trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy đề nghị thanh toán..., kế toán cần tách riêng một mục những khoản công ty chi hộ khách du lịch. Việc làm này không những cho thấy sự minh bạch trong công tác ghi nhận doanh thu mà nó còn giúp đơn vị tránh được những sai sót trong kê khai thuế GTGT như trước đây.
Thứ hai, giải pháp hoàn thiện thời điểm ghi nhận doanh thu cung cấp DVDL lữ hành
Đối với những hợp đồng cung cấp DVDL lữ hành thực hiện trong một kỳ kế toán: Nếu chi phí tương ứng của hoạt động này đã được xác định một cách đáng tín
cậy thì đơn vị thực hiện ghi nhận doanh thu, chi phí như hiện nay từ đó xác định chính xác phần lợi nhuận của tour và lên các báo cáo. Tuy nhiên, đối với trường hợp chi phí giao dịch tương ứng của các hợp đồng còn chưa được xác định một cách đáng tin cậy, đơn vị không ghi nhận doanh thu trong kỳ cũng như xuất hóa đơn GTGT cho dù có thể hoạt động của hợp đồng này đã kết thúc. Việc ghi nhận như vậy đảm bảo đúng tinh thần của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
Sang kỳ kế toán sau, khi chi phí giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và được tập hợp đầy đủ, công ty sẽ xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu hợp đồng này. Như vậy, một vấn đề khác lại đặt ra đó là hoạt động cung cấp dịch vụ đã phát sinh và hoàn thành trong kỳ nhưng lại không ghi nhận kết quả kinh doanh trong kỳ đó mà lại ghi nhận vào kết quả kinh doanh ở kỳ tiếp theo.
Do vậy, để “hài hòa” tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, tác giả xin được đưa ra giải pháp: thực hiện điều chỉnh trên BCTC ở nội dung các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Thứ ba, hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán về doanh thu hoạt động kinh doanh lữ hành
Ngoài việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ, kế toán ghi nhận vào TK 5113 - Doanh thu cung cấp DVDL như hiện nay, kế toán đơn vị nên hạch toán chi tiết hơn theo từng loại hình du lịch lữ hành, chẳng hạn:
- Tài khoản 51131: Doanh thucungcấp DVDL nội địa - Tài khoản 51132: Doanh thucungcấp DVDL inbound - Tài khoản 51133: Doanh thucungcấp DVDL outbound - Tài khoản 9113: Xác định kết quảkinh doanh DVDL lữ hành
Đồng thời, công ty vẫn tiếp tục theo dõi chi tiết doanh thu theo từng tour du lịch tương ứng với các mã vụ việc như hiện nay. Đơn vị thực hiện xuất hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131...: Tổng số tiền thanh toán
Có TK 51131: Doanh thu cung cấp DVDL nội địa Có TK 51132: Doanh thu cung cấp DVDL inbound Có TK 51133: Doanh thu cung cấp DVDL outbound Có TK 33311: Thuế GTGT tương ứng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Nợ TK 51131: Doanh thu cung cấp DVDL nội địa
Nợ TK 51132: Doanh thu cung cấp DVDL inbound Nợ TK 51133: Doanh thu cung cấp DVDL outbound
Có TK 9113: Kết chuyển doanh thu cung cấp DVDL trong kỳ