Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CHARTER DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 88 - 94)

Về phía các cơ quan nhà nước

Hiện nay, nước ta đã có hệ thống hành lang pháp lý về kế toán tương đối hoàn thiện. Văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực kế toán là Luật kế toán số

88/2015/QH13 ban hành ngày 03/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017; trước đây là Luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2013. Bên cạnh đó, từ năm 2001 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Sau hơn 20 năm hội nhập, hệ thống kế toán, kiểm Việt Nam đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, cơ chế thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa trong hệ thống kế toán Việt Nam để thực sự có ý nghĩa trong công tác kế toán cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh DVDL lữ hành như Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam nói riêng. Để đảm bảo các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ phần Charter Du lịch Việt Nam được thực hiện có hiệu quả, tác giả xin đưa ra một số điều kiện cần thiết đứng ở góc độ kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán như sau:

Thứ nhất, định hướng về tổ chức pháp luật về kế toán

Trong ngắn hạn:

- Đối với Luật kế toán: Việc sửa đổi thay thế của Luật kế toán số 88/2015/QH15 của Quốc hội đã có những điểm mới, gắn với chiến lược tài chính, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Song, vẫn cần phân định rõ hơn nội dung chức năng quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt là những vấn đề do Hội nghề nghiệp đảm nhận trên phương châm phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

- Đối với hệ thống chuẩn mực kế toán: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cần xây dựng trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan và Luật kế toán đã sửa đổi; nhưng phải đảm bảo tính độc lập nhất định đối với các chinh sách thuế, chính sách tài chính. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được hoàn thiện sẽ góp phần hướng dẫn việc xác định, ghi nhận và trình bày thông tin kế toán trên BCTC; giảm bớt tính khuôn mẫu quá mức theo một quy định cụ thể của chế độ kế toán trước đây.

- Đối với chế độ kế toán: Tập trung hơn nữa vào công tác hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xử lý các vấn đề kế toán cụ thể nhằm đảm bảo tính tuân thủ và vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán cho khối doanh nghiệp; giảm nhẹ các quy định cụ thể về hệ thống tài khoản, sổ kế toán, BCTC hợp nhất hơn so với hiện nay. Chế độ kế toán có thể không nhất thiết phải ban hành nhiều chế độ kế toán riêng cho từng loại hình doanh nghiệp như hiện nay mà thay vào đó, chỉ cần nêu rõ các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế hệ thống TK, sổ kế toán.

Trong dài hạn: Hướng đến việc hợp nhất chuẩn mực và chế độ kế toán hiện tại thành một “hệ thống” duy nhất bao gồm toàn bộ khái niệm, nguyên tắc, TK, ghi sổ kế toán. Trong tương lai xa, Việt Nam có thể bỏ hoàn toàn chế độ kế toán mà chỉ sử dụng chuẩn mực kế toán.

Thứ hai, hoàn thiện nội dung trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành

- Hoàn thiện nội dung Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT về quy định giá tính thuế GTGT DVDL lữ hành

Theo Khoản 1, Điều 7, Chương 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định “Đối với DVDL theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT” [20]. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá trọn gói khi ký hợp đồng có thể sẽ khác với chi phí thực hiện thực tế của tour nên khi thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp sẽ xác định lại giá trọn gói nếu được khách hàng chấp nhận. Giá tính thuế GTGT của DVDL lữ hành lúc này mới chính là doanh thu của dịch vụ lữ hành. Do đó, theo ý kiến cá nhân, tác giả xin đề xuất điều chỉnh lại nội dung liên quan đến giá tính thuế GTGT của DVDL trong Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: Giá tính thuế GTGT = Giá trọn gói khi thanh lý hợp đồng /(1+thuế suất).

- Hoàn thiện về nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá các khoản mục có gốc ngoại tệ

Mặc dù Thông tư 179/2012/TT-BTC ban hành ngày 24/10/2012 có hiệu lực từ ngày 10/12/2012 là văn bản mới nhất quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các

khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp được xem như là một sự thay đổi lớn trong công tác hạch toán và theo dõi chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, một số nội dung quy định trong Thông tư 179/2012/TT-BTC vẫn chưa thực sự rõ ràng cũng như việc vận dụng còn nhiều khó khăn, cụ thể như sau:

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 179/2012/TT-BTC, tỷ giá sử dụng để đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập BCTC. Song, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của Việt Nam thường liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Do đó, để đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ kế toán một cách hợp lý và chính xác nhất, chúng ta giải quyết được hai vấn đề:

- Lựa chọn tỷ giá nào trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ mua vào của ngân hàng thông thường có sự khác biệt giữa tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản và tỷ giá mua vào bằng tiền mặt?

- Ngân hàng không công bố tỷ giá giao dịch đối với một số loại ngoại tệ, tổ chức tài chính, tổ chức tài chính không công bố tỷ giá giao dịch tại ngày kết thúc năm tài chính thì sẽ lấy tỷ giá nào để đánh giá chênh lệch tỷ giá?

Khoản 2 Điều 3 Thông tư 179/2012/TT-BTC quy định doanh nghiệp mở tài khoản tại nhiều ngân hàng thương mại có công bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh gái lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán. Nhưng chưa chỉ rõ đó là tỷ giá bình quân đều hay tỷ giá bình quân gia quyền.

Bởi vậy, để có thể thuận tiện hơn cho việc áp dụng thống nhất giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các đơn vị tư vấn, tác giả đề nghị cần có quy định pháp lý rõ ràng hơn về vấn đề này.

Thứ ba, thay thế báo cáo KQHĐKD bằng “Báo cáo thu nhập toàn diện” cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

Các cuộc hội thảo về việc hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam từ năm 2013 đến nay với xu hướng hội nhập cùng hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế đang hướng đến việc báo cáo KQHĐKD bằng “Báo cáo thu nhập toàn diện”. “Báo cáo thu nhập toàn diện” được trình bảy thành hai báo cáo riêng biệt: báo cáo lãi/ lỗ và báo cáo thu nhập toàn diện (các khoản biến động giá trị được chấp nhận ghi trực tiếp vào vốn chủ sở hữu). Việc thay đổi này sẽ có ý nghĩa trong việc phân biệt giữa sự thay đổi về vốn và hiệu quả kinh doanh.

- Thay đổi về vốn: những thay đổi về liên quan đến cổ đông như phát hành cổ phiếu mới, thanh toán cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu từ thị trường....

- Thay đổi về kết quả kinh doanh: những thay đổi từ các hoạt động của công ty nhưng không phải từ các cổ đông.

Thứ tư, chỉ đưa ra nguyên tắc kế toán chung để lập “Báo cáo thu nhập toàn diện” thay vì quy định cụ thể các chỉ tiêu bắt buộc như chế độ kế toán hiện nay

Chế độ kế toán Việt Nam hiện nay không những đưa ra một hệ thống tài khoản thống nhất chung mà còn cả những biểu mẫu BCTC bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng. Trong khi đó, theo IAS 01 - Trình Bày BCTC cũng như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, họ chỉ đưa ra chi tiết các định nghĩa, phương pháp, các trình bày và những thông tin bắt buộc phải có trong BCTC mà không đưa ra biểu mẫu bắt buộc doanh nghiệp phải tuân theo như Việt Nam. Chính vì vậy, để hướng đến một sự phù hợp và thống nhất hơn nữa với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, chế độ kế toán Việt Nam nên chỉ đưa ra nguyên tắc lập “Báo cáo thu nhập toàn diện” mà không cần thiết đưa ra chi tiết các chỉ tiêu bắt buộc như hiện nay.

về phía các cơ quan chức năng

- Hội kế toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ các công ty trong việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán quản trị phù hợp với từng loại doanh nghiệp, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như phù hợp với từng loại quy mô doanh nghiệp. Hội nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn, nâng cao kiến thức; kiểm tra trình độ và khả năng cập nhật của hội viên.

- Tổng cục Du lịch cần phát huy vai trò của mình trong việc khuyến khích và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động du lịch: xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, đẩy mạnh du lịch liên vùng, liên địa phương theo phân cấp trong ngành. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch quan tâm xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, các chương trình, sự kiện, hội nghị... về du lịch quốc gia; nghiên cứu khảo sát và phân loại thị trường du lịch trong và ngoài nước; thực hiện dự án đầu tư nâng cao chất lượng các khu du lịch đang có đồng thời khai thác những điểm du lịch mới.

- Hiệp hội lữ hành Việt Nam nên đề nghị Nhà nước hỗ trợ phát triển về công tác nghiên cứu cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Đặc biệt hiệp hội cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong việc cung cấp chương trình du lịch để tối đa hóa lợi ích mang lại. Mô hình liên kết giữa các công ty du lịch cho các tour đi xa, dài ngày ngoài việc giúp tập hợp các khách lẻ đăng kí ở từng đơn vị thành viên nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng chu đáo hơn còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác, học hỏi và trao dồi thêm kinh nghiệm, từ đó đạt được những bước tiến thành công chung cho toàn ngành du lịch. Đồng thời, nhìn từ góc độ kinh doanh, sự liên kết này đã tiết kiệm được chi phí quảng cáo, tiếp thị và mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

- Các đơn vị chức năng liên quan nên thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra các công ty du lịch để kiểm soát chất lượng hoạt động của họ nhằm thanh lọc các đơn vị khi có biểu hiện không đúng.

về phía một số đơn vị khác

Thứ nhất, đối với các trường đại học

- Hệ thống hóa chương trình đạo tạo bám bám sát thực tế, xây dựng bài giảng theo từng quy trình cụ thể.

- Tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế trong quá trình học nhằm giúp sinh viên sớm định hình được công việc sau này.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về ngành nghề kế toán kiểm toán.

- Nhà trường giới thiệu các chứng chỉ quốc tế, nguồn tài liệu bên ngoài chương trình giảng dạy trên lớp mà sinh viên nên tiếp cận; thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, mời chuyên gia đến trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

Thứ hai, đối với các công ty, tổ chức đào tạo trong và ngoài nước

Nhằm tạo dựng đội ngũ nhân lực tốt cho ngành kế toán, các công ty cần không ngừng hoàn thiện chương trình giảng dạy sao cho vừa phù hợp với các chế độ, quy định hiện hành trong và ngoài nước.

Ngoài việc dạy chuyên môn, các trung tâm đạo tạo nghề cần tổ chức lớp học kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc của người học.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CHARTER DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w