Một số rủi rocó thể xảy ra trong quá trình hoạt động của các doanh

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVIỄN THÔNG ĐẦU Tư VÀ THƯƠNG MẠI QUOC TẾ -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 42)

nghiệp kinh doanh ngành hàng viễn thông

Có thể kể đến một vài rủi ro mà các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành hàng viễn thông thường gặp phải như sau:

1.2.1.1 Rủi ro tỷ giá

Hầu hết các thiết bị viễn thông của nước ta hiện nay trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông khi thường xuyên phải nhập khẩu các thiết bị, linh kiện điện tử từ nước ngoài. Do đặc thù sản phẩm, nên thường thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp kéo dài có thể lên tới 2-3 năm, nên việc tỷ giá biến động liên tục gây ra không ít lo lắng cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói chung trong việc đối phó với sự biến động này.

1.2.1.2 Rủi ro về lãi suất

Các dự án về đầu tư hạ tầng viễn thông có đặc điểm chung là thời gian đầu tư kéo dài, trung bình từ 2-3 năm mới đưa vào khai thác và có doanh thu. Dự án thi công điện nhẹ thời gian trung bình kéo dài khoảng gần 1 năm, còn các dự án thương mại - buôn bán thiết bị điện tử, viễn thông thì do đặc điểm kỹ thuật nên thời gian để thực hiện xong dự án cũng ít nhất từ 9 tháng đến 3 năm tùy vào mặt hàng. Nhìn chung, vì thời gian đầu tư tương đối dài, việc nghiệm thu và bàn giao theo từng phần nên các doanh nghiệp viễn thông có nhu cầu cần tài trợ vốn tương đối lớn, với thời gian tài trợ tương đối dài, chính vì vậy khả năng xảy ra rủi ro lãi suất ngày càng cao nhất là trong điều kiện thị trường chưa ổn định.

1.2.1.3 Rủi ro vận tải

Như đã trình bày ở trên, các thiết bị viễn thông ở nước ta hiện nay chủ yếu là phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc...Chính vì vậy, quá trình vận chuyển hàng hóa luôn tiềm ẩn một số rủi ro, ví dụ vận chuyển bằng đường biển có rủi ro về thời tiết, chất lượng hãng tàu....

1.2.1.4 Rủi ro chính trị

Mỗi đất nước sẽ có những chính sách, quy định về thương mại quốc tế khác nhau, việc buôn bán thiết bị điện tử viễn thông đôi khi gặp phải những rủi ro từ chính trị của các nước ví dụ vấn đề bạo động ở các nước châu Phi như Haiti.. làm cho việc giao thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

1.2.1.5 Rủi ro về tiến độ

Như đã phân tích phía trên, các thiết bị viễn thông ở Việt Nam trong nước chưa sản xuất được mà chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế tiến độ mua hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ của nhà sản xuất. Đôi khi vì những lí do bất khả kháng mà bên nhà cung cấp không giao hàng kịp tiến độ dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu giao hàng theo hợp đồng. Vụ việc của ZTE Power - tập đoàn điện tử hàng đầu Trung Quốc bị Mỹ cấm vận năm 2018 làm hàng hóa bị ngưng trệ suốt 8 tháng, việc thực hiện các hợp đồng đã được ký kết trước thời điểm cấm vận cũng vì thế mà bị hoãn theo. Việc không đáp ứng tiến độ hợp đồng làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty với đối tác, cũng như thiệt hại kinh tế vì vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.

1.2.1.6 Rủi ro về cạnh tranh

Viễn thông là mảng hoạt động có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc vì thế rất nhiều công ty muốn tham gia vào mảng hoạt động này. Có thể nói cung đang vượt quá cầu nên áp lực, rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh luôn hiện hữu.

1.2.1.7 Rủi ro về sản phẩm thay thế

Các mặt hàng viễn thông khó có sản phẩm thay thế, thường sản xuất độc quyền nên việc tìm kiếm thay thế rất khó khăn. Nếu muốn có sản phẩm dự phòng để thay thế hoặc bảo hành không có cách nào khác là mua dư số lượng đặt hàng đầu ra. Tuy nhiên, việc này khá rủi ro do sản phẩm này bị lỗi thời khá nhanh, nếu không phát sinh sửa chữa, thay thế thì lượng hàng tồn khó xử lý. Vì thế các doanh nghiệp phải quản trị tốt được kế hoạch mua hàng và chất lượng hàng hóa.

1.2.1.8 Rủi ro thanh toán

Rủi ro thanh toán xảy ra khi không nhận được tiền thanh toán theo đúng điều khoản quy định trong hợp đồng mặc dù đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao hàng, thi công, lắp đặt vận hành. Việc chậm thanh toán có thể do nguyên nhân khách quan từ phía người mua nhưng có thể do quy trình quản lý nợ phải thu của công ty không tốt, dẫn đến việc không bám sát tiến trình thanh toán để thu hồi công nợ kịp thời. Hơn nữa như đã phân tích ở trên, các dự án viễn thông thường kéo dài có dự án lên

tới 3 năm mới thực hiện xong, nên việc quản lý nợ phải thu đảm bảo đúng thời hạn nhu hợp đồng quy định góp phần giúp doanh nghiệp chủ động tài chính.

1.2.1.9 Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân nhu con nguời (gian lận, cố ý làm sai, mất hoặc thiếu nhân lực chủ chốt), sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình (văn bản hợp đồng không đầy đủ, thiếu huớng dẫn; việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài kém), hệ thống (đầu tu công nghệ không phù hợp, lỗ hổng an ninh hệ thống); các sự kiện khách quan bên ngoài (các hành vi tội phạm, việc sử dụng nguồn lực bên ngoài không hợp lý, thảm họa, cơ sở hạ tầng chung kém). Đây là rủi ro khó luờng truớc nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phuơng pháp để quản lý.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVIỄN THÔNG ĐẦU Tư VÀ THƯƠNG MẠI QUOC TẾ -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w