về xác định mục tiêu: ITECOM luôn xác định rõ mục tiêu cụ thể của đơn vị
phù hợp với từng thời kỳ cụ thể của công ty. Ví dụ thời điểm năm 2016 mục tiêu của doanh nghiệp là mở rộng, chiếm lĩnh thị trường M&E, sau khi thực hiện thành
công một số gói thầu lớn, tạo được uy tín trên thị trường thì từ năm 2017 trở lại đây công ty đang đặt mục tiêu mở rộng thị phần sang nước ngoài như Myanmar, Haiti, Burundi, Mozambique, Tazania....
về nhận diện rủi ro: Có thể nói tại công ty việc nhận diện và phân tích rủi ro
còn đang yếu kém, chưa xây dựng được hệ thống rủi ro và phân tích cụ thể, đưa ra mức độ ảnh hưởng để từ đó thiết kế chính sách phù hợp. Việc nhận diện rủi ro chủ yếu qua các hợp đồng có giá trị lớn, hoặc tính chất phức tạp, thông qua các phát sinh cụ thể, đưa ra biện pháp ứng phó sự vụ chưa có tính hệ thống. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi công ty không xây dựng bộ phận quản lý rủi ro, chỉ có phòng Tài chính - đầu tư là có chức năng gần nhất với việc nhận diện, đánh giá rủi ro đó, thông qua việc kiểm soát hiệu quả dự án. Từ khâu chào thầu, phòng tài chính đã phải kiểm soát được giá cả đầu ra, đầu vào, dự tính chi phí phát sinh, các rủi ro để trích dự phòng. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đây là việc làm sự vụ và không theo hệ thống.
về phân tích và đánh giá: Do không có hệ thống thích hợp nhằm phát hiện ra
các rủi ro có thể gặp phải nên việc phân tích và đánh giá rủi ro hoàn toàn dựa trên quan điểm chủ quan của người đánh giá, và tất nhiên độ chính xác sẽ không được đảm bảo. Trên thực tế, tùy vào từng sự vụ khác nhau, phòng tài chính - đầu tư sẽ đưa ra mức đánh giá khác nhau về mức độ rủi ro với sự vụ đó, từ đó đưa ra biện pháp hạn chế rủi ro, hoặc dự phòng tài chính cho rủi ro đó, thông qua các phòng ban liên quan và trình lên TGĐ để phê duyệt.
Quyết định hành động thích hợp: Tất cả những phân tích trên đều cho thấy,
công ty cần có sự thay đổi trong cách quản trị rủi ro bằng việc xây dựng hệ thống nhận diện và xử lý rủi ro, tránh việc xử lý sự vụ, dễ dẫn đến bối rối khi gặp phải những rủi ro lần đầu phát sinh. Trên thực tế, các hợp đồng mà công ty đang thực hiện có tính chất tương đối giống nhau, nên việc xây dựng một quy trình, hệ thống chung cho các mảng hoạt động là việc có thể làm được. Phòng tài chính - đầu tư đã có những dự báo gần chính xác về mức độ rủi ro có thể xảy ra với từng hợp đồng nên có thể sẽ có những tham mưu sát với thực tế trong việc đánh giá mức độ rủi ro từ đó giúp BLĐ Công ty đưa ra những quyết sách phù hợp.