Yêu cầu đối với kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVIỄN THÔNG ĐẦU Tư VÀ THƯƠNG MẠI QUOC TẾ -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42)

ngành hàng viễn thông

Để KSNB có hiệu quả và thể hiện đuợc vai trò của mình, truớc hết khi thiết kế KSNB tại doanh nghiệp vần đảm bảo 05 thành phần cấu thành, và đảm bảo các nguyên tắc thiết kế KSNB nhu: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc bốn mắt, cân nhắc lợi ích - chi phí, phân công, phân nhiệm.... Cụ thể nhu sau:

1.2.2.1 về môi trường kiểm soát

Cốt yếu của xây dựng KSNB trong doanh nghiệp là quản lý và ứng phó rủi ro trên cơ sở đo luờng, dự đoán, thử nghiệm và tìm kiếm các biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác hại của rủi ro hoặc ngăn ngừa rủi ro nhung phải đảm bảo không cản trở sự phát triển hoạt động kinh doanh. Trong các cấu phần của kiểm soát nội bộ, môi truờng kiểm soát chính là cấu phần thể hiện ý chí, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp mà ta nhận ra ở các tài liệu: nội quy, quy chế, cơ cấu tổ chức chiến luợc, chính sách thuơng mại, công tác lập và triển khai kế hoạch, chính sách nhân sự, quy chế tài chính, chính sách hay quy định về văn hóa nội bộ,.... Chính vì vậy BLĐ doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về rủi ro, đua vấn đề quản lý rủi ro lên uu tiên hàng đầu tại doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp cần có các chính sách ban hành bằng văn bản về quản lý rủi ro ở cấp độ toàn doanh nghiệp và từng hoạt

động cụ thể, phổ biến đến toàn thể CBNV trong doanh nghiệp. Cần phải quy định rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đánh giá và quản lý rủi ro. Đặc biệt, cần tôn trọng các nguyên tắc thiết kế KSNB, cần rà soát và xây dựng các quy chế về quản lý để cụ thể hóa, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gây ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc liên quan đến nhiều phòng ban, đơn vị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp.

1.2.2.2 về quy trình đánh giá rủi ro

Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình quản lý rủi ro trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp, xác định những giao dịch, sự kiện có khả năng xảy ra rủi ro gây ảnh hưởng đến mục tiêu của mình. Đồng thời, quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép, đề ra các biện pháp, kế hoạch, quy trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Có cơ chế khuyến khích nhân viên quan tâm, đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro cũng như có hành động cụ thể để giới hạn mức độ rủi ro trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp.

1.2.2.3 về hệ thống thông tin và truyền thông

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi hệ thống thông tin của doanh nghiệp phải hoạt động thông suốt, thông tin cần được cập nhật thường xuyên nhất là cho BLĐ và các cấp có thẩm quyền để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Các nhân viên cần được phổ biến và có kênh truy cập thông tin để nắm rõ nội quy, chuẩn mực của doanh nghiệp, có đường dây nóng để có thể phản ánh các gian lận, sự kiện bất thường. Một yêu cầu nữa là doanh nghiệp cần có cơ chế bảo vệ thông tin bằng hệ thống bảo mật để ngăn chặn sự xâm nhập trái phép, hoặc truy cập của người không có thẩm quyền.

1.2.2.4 về các hoạt động kiểm soát

Các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra chéo và tách biệt giữa các chức năng phê chuẩn, thực hiện, ghi sổ và bảo quản tài sản. Các doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống giám sát và thẩm định theo hai hướng: Kiểm soát theo chiều dọc và kiểm soát theo chiều ngang. Việc kiểm soát theo chiều dọc, được xác lập qua cơ

chế kiểm soát trong cơ cấu tổ chức và phân công phân nhiệm, thể hiện ở quy chế bộ phận và quy chế cá nhân ở trên. Khi hai loại quy chế này đuợc thực hiện tốt, có nghĩa là cơ chế kiểm soát đã đuợc vận hành. Thiết lập KSNB theo chiều ngang là việc xây dựng các cơ chế, thủ tục kiểm soát thông qua các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp. Ngoài ra nên tăng cuờng công tác kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tu, tiền vốn, công nợ,... phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định quản lý phù hợp, kịp thời, giảm thiểu rủi ro

1.2.2.5 về giám sát kiểm soát

Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm tra, giám sát nhu Ban kiểm soát, KTNB, ... thực hiện giám sát thuờng xuyên và định kỳ để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa sai phạm, phòng ngừa rủi ro trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn thích hợp và có sự độc lập tuơng đối với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Kết luận chương 1

Trong chuơng 1, tác giả đã hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản về KSNB. Các yếu tố cấu thành của KSNB cũng đuợc phân tích, tổng hợp và khái quát hóa nhằm làm rõ bản chất của KSNB với tu cách là công cụ hữu hiệu cho NQL đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu của doanh nghiệp. Tác giả cũng đã nêu ra một số rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng viễn thông có thể gặp phải làm cơ sở để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB xem đã hạn chế đuợc các rủi ro đó hay chua. Những vấn đề cơ bản này làm lý luận cho phân tích thực trạng KSNB tại Chuơng 2 sau đây.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THÔNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN VIỄN THÔNG ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG

MẠI QUÔC TẾ

2.1 TỎNG QUAN VỀ CÔNG TY CỎ PHẦN VIỄN THÔNG ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Viễn thông Đầutư và Thương mại Quốc tế tư và Thương mại Quốc tế

Giới thiệu sơ bộ về Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế:

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế Tên giao dịch: ITECOM., JSC

Tên tiếng anh: INTERNATIONAL TELECOMMUNICATIONS INVESTMENT AND COMMERCE JOINT STOCK COMPANY

Trụ sở công ty: Số 38 - BT3, Khu bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 14 ngõ 176 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 83 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại Đà Nằng: 240 Tô Hiến Thành, Phường Phương Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nằng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng Doanh thu

400,348 803,566 1,295,945 Lợi nhuận sau thuế ...11,528. ...

38,539"

...63,186. Tổng tài sản ...437,728. ...775,023. ...1,191,737. Tổng Các khoản phải thu ...269,630. ...467,707 ...872,654. Tổng các khoản phải trả khách hàng ...131,075. ... 194,827"- ...497,904. Tổng nợ vay ...98,357. ... 181,372"- ...257,151. - Ngắn hạn ...63,281. ... 155,018" ...238,087. - Trung dài hạn ...35,075. ...26,354 ...19,064. Website: https://www.itecom.vn

Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Dung Chức vụ: Tổng giám đốc

Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VNĐ (Tám mươi tỷ đồng) Mã số thuế: 0102562840

Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/12/2007.

Ngành nghề kinh doanh chính: Hoạt động viễn thông.

Được thành lập từ năm 2007, đến nay trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế (ITECOM) đang dần chứng minh vị thế dẫn đầu của mình trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, tư vấn và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông. Với tiềm lực vốn có, công ty còn mở rộng kinh doanh sang mảng thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ, tích hợp hệ thống, và buôn bán các thiết bị điện tử, viễn thông. Lĩnh vực kinh doanh thiết bị viễn thông đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu và chất lượng về viễn thông ngày càng cao. Đây cũng là ngành không bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ, việc gia nhập ngành không quá khó nhưng yêu cầu về vốn cũng như kinh nghiệm là tương đối cao. Hiện tại, ITECOM là một trong số ít công ty có thể cung cấp công nghệ cáp quang tiên tiến nhất cho các tòa nhà cao tầng tại Việt Nam.

Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty năm 2016-2018 (bảng 2.1):

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế năm 2016-2018

Đầu tư và Thương mại Quốc tế.

2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế.

ITECOM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, có thể tóm gọn lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty thành các mảng chính như sau:

Hệ thông Chuông cữa ãmthanh hinhảnh Hệ thõng Quảnlỹ bãi đổ xe

Sơ đồ 2.1: Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế

(Nguồn: Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế)

Có thể nhìn nhận doanh thu của công ty phân theo mảng hoạt động trong năm 2017- 2018 theo biểu đồ sau:

1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0

Thương mại M&E IBS

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu năm 2017-2018

(Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế năm 2017-2018)

Doanh thu chia theo lĩnh vực kinh doanh và thị trường thể hiện qua biểu đồ sau:

■ Thương mại ■ M&E "IBS

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh

(Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế năm 2018)

Dựa trên những số liệu, biểu đồ như trên để thấy rằng, công ty đang không ngừng phát triển thông qua việc tăng trưởng doanh thu với tốc độ ổn định qua các năm. Mảng thương mại đang là mảng hoạt động đem lại doanh thu cao nhất cho công ty, và đang có xu thế phát triển. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy công ty cũng luôn rất linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, dựa theo xu thế phát triển của thị trường chứ không bảo thủ đi theo một hướng kinh doanh truyền thống.

2.1.2.2 Mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc tế.

Sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn của các cổ đông, không ngừng kiến

tạo giá trị tối ưu về vật chất vì lợi ích và sự tín nhiệm của Cổ đông. Hoạt động kinh doan có lãi là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới, tại ITECOM cũng không ngoại lệ.

Nâng cao uy tín trên thị trường, xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Bằng kinh nghiệm thi công thành công một số công trình lớn như: Vinhome

Central Park, Vinhome Golden River, Time City...., và uy tín đã tạo dựng được đến hiện tại, công ty đang ngày càng mở rộng thị trường, khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trên môt số mảng hoạt động: đầu tư hạ tầng viễn thông, cơ điện nhẹ. Đối với hoạt động buôn bán thiết bị điện tử viễn thông, Công ty đang dần trở thành đối tác tin cậy, cung cấp các mặt hàng điện tử viễn thông không chỉ cho thị trường Việt Nam mà còn ở nước ngoài như Haiti, Myanmar, Burundi, Mozambique, Campuchia, Tazania....

Mở rộng đối tượng khách hàng: Trên cơ sở giữ vững mối quan hệ với các

khách hàng hiện tại, Công ty cần mở rộng thêm danh mục khách hàng để có thể tận dụng hết nguồn lực hiện có. Đối tác chủ yếu của Công ty đang là Viettel, Vingroup, đối với lĩnh vực thương mại và M&E, các đối tượng khách hàng ngoài chiếm tỷ trọng rất ít. về cho thuê trạm phát sóng chủ yếu cho 2 nhà mạng là Viettel và Vinaphone, các mạng di động khác công ty chưa khai thác. Chính vì thế mục tiêu đạt ra là tăng cường khai thác các đối tượng khách hàng tiềm năng để mở rộng hơn nữa thị trường hoạt động của minh.

Nâng cao điều kiện sống, điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hiệu quả để tạo động lực gắn bó lâu dài với công ty của người lao động.

Hoàn thành tái cơ cấu công ty theo mô hình tập đoàn trong năm 2019 để chuyên môn hoạt động, giúp quản lý rõ ràng, chuyên nghiệp hơn từng mảng hoạt động, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho công ty. Mô hình tổ chức theo tập đoàn mà công ty đang hướng tới như sau:

ITECOM

τ⅛p ĐOÀN ITECOM

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty theo mô hình tập đoàn

(Nguồn: Công ty Cổ phần Viễn thông Đầu tư và Thương mại Quốc Tế)

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄNTHÔNG ĐẦU Tư VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THÔNG ĐẦU Tư VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.2.1 Môi trường kiểm soát

2.2.1.1 Đặc thù quản lý

Tại ITECOM, các NQL khá coi trọng việc kiểm tra và kiểm soát, luôn đặt quyền lợi của doanh nghiệp lên hàng đầu bằng cách thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong công việc. Trong quá trình làm việc, NQL rất gần gũi nhân viên và tính dân chủ luôn được đề cao, thể hiện ở việc hầu hết các quyết định quan trọng đều được đưa ra lấy ý kiến trước tập thể, ví dụ như quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thi đua khen thưởng. Trong quá khứ, Công ty đã từng bị chiếm đoạt tài sản lên tới 10 tỷ đồng do thiếu sự KS trong hoạt động, trao quyền quá lớn cho nhân viên, thế nên từ sau vụ việc đó, BLĐ công ty luôn hết sức đề cao công tác kiểm tra, KS, luôn có sự bố trí KS chéo giữa các phòng ban trong mọi hoạt động của công ty.

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty còn các phó TGĐ điều hành sự hoạt động của doanh nghiệp theo mục tiêu, kế hoạch và các quyết định đã được Chủ tịch HĐQT ký duyệt. ITECOM rất đề cao tính tự chủ, mỗi vị trí sẽ được giao quyền nhất định để tự chủ động công việc của

mình, giảm tải việc kiểm tra giám sát của BLĐ. Các Phó TGĐ tự chịu trách nhiệm về mảng hoạt động mà mình phụ trách và báo cáo định kỳ với TGĐ để nắm được tình hình hoạt động từ đó đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp. Chính vì sự tách biệt về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mối quan hệ làm việc giữa các mảng hoạt động này với nhau mà đòi hỏi BLĐ công ty phải luôn phát huy và duy trì tính chính trực, giá trị đạo đức của bản thân họ.

Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã quy định rõ tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành Chủ tịch HĐQT, TGĐ của công ty (Phụ lục 01 - Điều 41, 46 Điều

lệ Công ty). Một trong những tiêu chuẩn là quy định về phẩm chất đạo đức của

người lãnh đạo: trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật. Trường hợp vì mục đích tư lợi cá nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty sẽ bị miễn nhiệm, thay thế. Từ quy định này cho thấy công ty rất đề cao phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, vì nó sẽ có ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo, ứng xử với các nhân viên trong toàn công ty.

Mặc dù tính chính trực và các giá trị đạo đức rất được coi trọng nhưng qua khảo sát cho thấy tại công ty chưa ban hành văn bản về việc xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn về chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử trong công việc tạo ra một nét văn hóa riêng của doanh nghiệp. Hầu hết người lao động đang làm việc tại công ty không hiểu rõ chuẩn mực đạo đức và văn hóa doanh nghiệp là gì tuy nhiên họ vẫn

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVIỄN THÔNG ĐẦU Tư VÀ THƯƠNG MẠI QUOC TẾ -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w