Quan niệm về mở rộng tín dụng ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu MỞ RộNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II (Trang 27 - 30)

Mở rộng tín dụng NHTM là hoạt động của ngân hàng nhằm tăng số lượng khách hàng, tăng số dư tín dụng bằng cách xâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng hoặc cạnh tranh thay thế. Mở rộng tín dụng có thể được thực hiện theo 2 hướng:

- Mở rộng tín dụng theo chiều rộng

Ngân hàng thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng vào thị trường mới, thị trường mà khách hàng chưa biết đến, chưa sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình. Mở rộng hoạt động tín dụng theo vùng địa lý hoặc theo đối tượng khách hàng.

+ Mở rộng hoạt động tín dụng theo phạm vi địa lý: Mở rộng theo khu vực địa lý hành chính nhằm tăng số lượng khách hàng từ địa bàn mới, sản phẩm được sử dụng nhiều hơn.

+ Mở rộng hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng: Thông qua cách tiếp cận khác nhau như: Thông tin quảng cáo, tiếp cận trực tiếp... để ngân hàng thu hút các khách hàng đang có quan hệ với các tổ chức tín dụng

khác, các khách hàng mới sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng. Đối tượng khách hàng của NHTM rất đa dạng, bao gồm các cá nhân; doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Mở rộng tín dụng theo chiều sâu

Ngân hàng tập trung nghiên cứu, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tiến hành khai thác tốt hơn thị trường hiện có của mình, phân đoạn thị trường đang có nhằm phục vụ một cách tối ưu nhu cầu của khách hàng. Mở rộng theo chiều sâu được thực hiện thông qua đa dạng hóa, tăng tiện ích các sản phẩm tín dụng.

Đa dạng hóa, tăng tiện ích sản phẩm tín dụng là việc mở rộng các danh mục sản phẩm, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện sản phẩm nhằm đảm bảo cho ngân hàng thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. Ngân hàng có thể đa dạng hóa, tăng tiện ích các sản phẩm tín dụng của mình theo hướng:

+ Mở rộng các kỳ hạn cho vay: nghĩa là đa dạng hóa các kỳ hạn cho vay, linh hoạt trong việc xác định kỳ hạn vay, lịch trả nợ, đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng.Việc xác định kỳ hạn vay phù hợp với nguồn thu, nhu cầu hợp lý của người vay, khả năng đáp ứng của ngân hàng sẽ giúp cho phù hợp khả năng trả nợ của người vay và tránh nguy cơ rủi ro do xác định kỳ hạn vay không phù hợp. Khi mở rộng kỳ hạn cho vay giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn phù hợp nhu cầu của mình, giúp ngân hàng có thêm sản phẩm cung cấp nhu cầu của khách hàng.

+ Mở rộng phương thức cho vay: NHTM có nhiều sản phẩm tín dụng với phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đa dạng các hình thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn.. ..Khi đa dạng

17

hóa các hình thức, phương thức cho vay sẽ giúp khách hàng thuận lợi trong việc lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống của mình, đồng thời giúp ngân hàng giảm rủi ro tín dụng theo chiều sâu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.

+ Mở rộng điều kiện cho vay: là mở rộng những điều kiện với khách hàng vay vốn bằng chính sách tài sản đảm bảo, cơ chế lãi suất ưu đãi, đối tượng cho vay.... đặc biệt là với khách hàng truyền thống, có khả năng tài chính tốt, có uy tín, vay trả thường xuyên. Mở rộng điều kiện cho vay phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng. Mở rộng điều kiện cho vay sẽ tăng được số lượng khách hàng vay, qua đó tạo điều kiện cho mở rộng tín dụng.

- Kèm theo mở rộng tín dụng theo chiều rộng và theo chiều sâu là sự ổn định và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Có nhiều chỉ tiêu để phản ánh chất lượng tín dụng nhưng có các chỉ tiêu chính như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo.

Chất lượng tín dụng tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của từng ngân hàng. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng của các khoản vay giúp ngân hàng phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả.

Vì vậy, bên cạnh với việc mở rộng tín dụng, ngân hàng luôn phải thực hiện giám sát, đảm bảo chất lượng cho từng khoản vay. Đạt được những yêu cầu về chất lượng tín dụng mới giúp cho việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận bền vững cho ngân hàng. Nếu mở rộng tín dụng tràn lan không kiểm soát được, không đảm bảo yêu cầu sẽ tiềm ẩn rủi ro cho khoản vay, sẽ tăng tỷ lệ nợ xấu, gây tổn thất cho bản thân ngân hàng cho vay và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu MỞ RộNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w