Những mặt hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu MỞ RộNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II (Trang 88 - 90)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác mở rộng tín dụng của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất., Tỷ lệ nợ xấu còn cao và khả năng kiểm soát tình trạng này còn chưa đạt theo kế hoạch mà chi nhánh Bắc Giang II giao đến hết năm 2018 là 0,4%/Tổng dư nợ . Tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức bình quân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang II, tỷ lệ nợ xấu chưa đảm bảo vững chắc hiện tại có tiềm ẩn chuyển nợ xấu, còn tình trạng gia hạn thiếu căn cứ thực tế, chưa tổ chức theo dõi thường xuyên

69

được số dư nợ đã gia hạn trong năm nên chưa xác định được mức độ tiềm ẩn rủi ro thực tế. Chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng còn chưa cao, quản lý, giám sát, kiểm soát quá trình giải ngân và sau giải ngân thiếu chặt chẽ. Chưa có các biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, do trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ còn hạn chế: khi thẩm định dự án cho vay vốn, một số cán bộ tín dụng yếu về nghiệp vụ, khả năng phân tích thông tin tài chính chưa đạt yêu cầu, kết hợp với việc thiếu thông tin của khách hàng nên chưa đánh giá được đầy đủ về tính khả thi của dự án. Việc chấp hành các nguyên tắc, thể lệ tín dụng, quy trình xét duyệt có lúc chưa nghiêm túc. Các cán bộ tín dụng không xem xét kĩ hồ sơ và điều tra kĩ về khách hàng, cũng như việc đánh giá sai lệch về giá trị tài sản thế chấp đã làm cho nguy cơ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao, kiểm tra vốn vay chưa kịp thời, chưa chặt chẽ.

Thứ ba, nợ quá hạn không có khả năng thanh toán là 0,652 tỷ đồng đây là số dư nợ đáng kể đối với 1 chi nhánh nhỏ, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ này. Việc tồn đọng này làm cho ngân hàng mất đi những cơ hội khác mà có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng làm giảm doanh số cho vay của ngân hàng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó có thể thấy một phần vốn của ngân hàng chưa được sử dụng hiệu quả.

Thứ bốn mức sinh lời từ hoạt động tín dụng ở mức trung bình, điều này làm cho lợi nhuận của chi nhánh chưa được tốt so với 1 số chi nhánh khác.

Thứ năm, chi nhánh chưa khai thác được tối đa nhu cầu tín dụng và dịch vụ của khách hàng. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng chưa đạt mức tiềm năng, còn tập trung vào 1 số lĩnh vực kinh doanh.

Một phần của tài liệu MỞ RộNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II (Trang 88 - 90)