Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỞ RộNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II (Trang 36 - 39)

1.3.1.1. Năng lực của Ngân hàng

-Vềyếu tố quy mô: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định mở rộng cho vay của ngân hàng, ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi có đủ nguồn vốn. NHTM có vốn tự có càng nhiều thì sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó càng vững vàng sẽ tạo cho ngân hàng tiềm lực mạnh để ngân hàng có điều kiện tăng quy mô huy động vốn; mở rộng số điểm giao dịch. Để đảm bảo an toàn quy mô hoạt động, tránh các nguy cơ rủi ro thì luật các TCTD đã quy định các NHTM chỉ được huy động vốn tối đa bằng một tỷ lệ nhất định so với vốn tự có. Vì vậy, khi vốn tự có lớn sẽ là điều kiện để huy động vốnvới quy mô lớn. Để tránh nguy cơ rủi ro khi tập trung đầu tư vào 1 khách hàng thì NHNN đã đưa ra các giới hạn về cho vay đối với 1 khách hàng, 1 nhóm đối tượng khách hàng,như giới hạn cho vay đối với một khách hàng (không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định. Những quy định này sẽ trực tiếp hay

24

gián tiếp tác động đến khả năng mở rộng cho vay của các NHTM.

- Về yếu tố nhân lực. Quy mô và chất lượng nhân lực lao động của ngân hàng thương mại cũng có ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay. Để thực hiện mở rộng cho vay phải có đủ nhân lực đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng. Nếu chất lượng nguồn nhân lực tốt thì sẽ có khả năng tiếp cận phát triển khách hàng, thẩm định năng lực khách hàng tốt hơn; nếu nguồn nhân lực không đảm bảo năng lực sẽ dẫn tới khả năng thẩm định, nhận biết nguy cơ tiềm ẩn của người vay không đúng như vậy sẽ tăng khả năng nợ xấu của khoản vay ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng; hoặc do cán bộ tín dụng không đủ năng lực do vậy không nắm bắt được khách hàng tốt... do vậy sẽ mà ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay.

- về yếu tố mạng lưới hoạt động: Một NHTM có mạng lưới điểm giao dịch rộng là yếu tố quan trọng để mở rộng tín dụng. Mạng lưới điểm giao dịch rộng sẽ thuận lợi mở rộng huy động vốn; khi khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn, sự kiểm tra đánh giá năng lực khách hàng sẽ sát thực tế hơn từ đó mà có điều kiện thuận lợi mở rộng cho vay. Mặt khác, mạng lưới điểm giao dịchrộng là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ từ đó mà gián tiếp thúc đẩy mở rộng cho vay.

- về yếu tố công nghệ: Các NHTM thường cập nhật các công nghệ tiến bộ nhất là công nghệ thông tin. Khi ngân hàng mở rộng cho vay thì số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên do vậy phải có trình độ công nghệ quản lý để đảm bảo sự chính xác, kịp thời. Ngược lại, khi trang bị công nghệ quản lý hiện đại sẽtăng năng suất lao động, tăng tiện ích sản phẩm của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng từ đó có tác động trở lại với khả năng năng mở rộng cho vay.

1.3.1.2. Yếu tố uy tín của ngân hàng

bạch sẽ mang tới cho khách hàng tâm lý yên tâm; thoải mái khi giao dịch sẽ tăng khả năng mở rộng cho vay và ngược lạinếu ngân hàng không có uy tín sẽ khó khăn khi mở rộng cho vay.

Một ngân hàng có uy tín, thì ngân hàng đó có thể huy động thuận lợi đủ vốn để mở rộng cho vay và ngược lại, nếu ngân hàng không có uy tín sẽ không thể mở rộng được huy độngvốn để mở rộng cho vay.

1.3.1.3. Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng

Căn cứ vào điều kiện thực tế và giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược tín dụng thích hợp.

Mỗi ngân hàng sẽ xây dựngchính sách tín dụng phù hợp từng thời kỳ, chính sách này thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng đó đối với đối tượng, lĩnh vực ưu tiên, điều này sẽ có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng đó. Chính sách cho vay mở rộng sẽ là yếu tố tác động mở rộng cho vay thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu thực hiện chính sách hạn chế cho vay sẽ giảm khả năng mở rộng cho vay củangân hàng.

Chính sách cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Thông thường, trong điều kiện vốn khả dụng cao, chất lượng tín dụng đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng tín dụng xấu, thị trường không thuận lợi thì các ngân hàng hạn chế cho vay.

Mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro...ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay vì dùng hết

26

vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh mở rộngnhư đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh.. .Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay.

Không chỉ chính sách tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả (lãi suất và phí dịch vụ), chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách tuyên truyền quảng cáo,...

Một phần của tài liệu MỞ RộNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w