Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lục Nam Bắc Giang II( viết tắt: chi nhánh Lục Nam) là chi nhánh loại 2 trực thuộc chi nhánh Bắc Giang II. Chi nhánh có địa bàn hoạt động là huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Đây là địa bàn có diện tích rộng, địa hình có cả đồi núi,
vùng trung du và đồng bằng, dân cư đông, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển khá. Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 NHTM có Phòng giao dịch, chi
nhánh hoạt động: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Lục Nam chiếm thị phần lớn về tín dụng và huy động nguồn. Thị phần hoạt động tín dụng chiếm 60%; thị phần huy động vốn chiếm 70%. Để đạt được kết quả đó, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ chi nhánh cấp trên đồng thời chủ động có cách làm sáng tạo phù hợp với tình hình tại địa phương.
- Triển khai thực hiện nhanh và toàn diện trên địa bàn hoạt động “Cho vay theo Hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ” theo Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/8/2014, những khách hàng đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn đến 200 trđ thì ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cấp hạn mức tín dụng có thời gian hạn mức tối đa 36 tháng và sẽ được gia hạn nhiều lần nếu khách hàng có nhu cầu để khách hàng sử dụng vay vốn trong phạm vi hạn mức. Bộ hồ sơ vay vốn được rút gọn, tạo thuận lợi cho khách hàng và cán bộ tín dụng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn ở những lần nhận nợ tiếp theo thì chỉ cần nhận nợ theo số tiền vay theo thỏa thuận mà không phải lập lại bộ hồ sơ như ban đầu nữa. Điểm đặc biệt của bộ hồ sơ hạn mức này là mục đích vay có thể là những nhu cầu sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, nhu cầu tiêu dùng; thời hạn nhận nợ linh hoạt có thể là ngắn, trung hạn tối đa đến 36 tháng. Từ những ưu điểm cho vay theo hình thức này đã thu hút được nhiều khách hàng mới chưa từng vay vốn ngân hàng, đang vay tại TCTD khác tới chi nhánh Lục Nam giao dịch.
- Thực hiện “Cho vay lưu vụ” theo Quyết định số 883/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/8/2014 qua hình thức vay này đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ,giảm khối lượng công việc cho khách hàng và cán bộ tín dụng.
C HỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
Tổng dư nợ đầu kỳ 1.154 1.248 1.392
Tổng dư nợ cuối kỳ 1.248 1.392 1.556
Dư nợ cho vay doanh nghiệp 35,455 56,320 65,425
Tổng khách hàng có dư nợ tín dụng 10.354 11.255 11.724 Số khách hàng doanh nghiệp 25 32 38 Nguồn vốn huy động 1.958 2.354 2.683 Nợ ngắn hạn 477 568 608 Nợ trung dài hạn 771 824 948 Nợ xấu 8,342 8,787 11,956 Tỷ lệ nợ xấu 0,67% 0,6% 0,8% Thu nợ đã xử lý rủi ro 2,32 2,95 7,157 30
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ vay vốn theo Quyết định
số: 5199/QĐ-NHNo-HSX ngày 30/12/2016 “Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết,tổ cho
vay lưu động” áp dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đồng thời thông qua các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã để tuyên
truyền chế độ, chính sách vay vốn đến nhân dân. Đã tạo thuận lợi cho khách hàng là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ ở khu vực nông thôn được các đoàn thể
tín chấp vay vốn ngân hàng.Thông qua hình thức này, thì khách hàng tham gia Tổ liên kết của tổ chức hội lập ra. Khi tham gia tổ liên kết thì hội viên cùng giúp
đỡ nhau về kỹ thuật, vốn để cùng nhau sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, chi nhánh xác định đây là đối tượng khách hàng tiềm năng, quan trọng vừa giúp mở rộng thị phần vừa phát triển được các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh nên chi nhánh lựa chọn 02 cán bộ có am hiểu nhiều về lĩnh vực cho vay doanh nghiệp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn để chuyện thực hiện cho vay các doanh nghiệp. Từ sự phân công này đã tạo ra sự chuyên môn sâu cho cán bộ tín dụng khi tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ vay vốn được nhanh chóng.
31
Bảng 1.1: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Lục Nam Bắc Giang II
năm 2016, 2017, 2018
Việt Nam- Chi nhánh Lạng Giang Bắc Giang II
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lạng Giang Bắc Giang II( viết tắt: chi nhánh Lạng Giang) là chi nhánh loại 2 trực thuộc chi nhánh Bắc Giang II. Là chi nhánh có địa bàn hoạt động là huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là địa bàn có diện tích nhỏ, vị trí thuận lợi cạnh thành phố Bắc Giang, với tuyến đường quốc lộ 1A đi qua, dân cư đông, kinh tế - xã hộ trên địa bàn huyện phát triển khá do vậy đã thu hút các NHTM mở rộng hoạt động tại địa bàn đã tạo ra mức độ cạnh tranh rất cao giữa các NHTM. Hiện nay trên địa bàn huyện có 05 NHTM có Phòng giao dịch, chi nhánh; 02 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động: Ngân hàng Nông
C HỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
Tổng dư nợ đầu kỳ 769 855 972
Tổng dư nợ cuối kỳ 855 972 1.088
Dư nợ cho vay doanh nghiệp 45,335 58,400 70,125
32
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng TMCP Đông á, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Quỹ tín dụng nhân dân xã An Hà, Quỹ tín dụng nhân dân xã Tân Dĩnh và nhiều ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động từ các điểm giao dịch tại thành phố Bắc Giang. Để thúc đẩy tăng trưởng dư nợ trên thị trường hoạt động cạnh tranh, chi nhánh Lạng Giang xác định giảm bớt các thủ tục rườm rà, không trọng yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, chất lượng tín dụng.
Chi nhánh Lạng Giang thực hiện hỗ trợ khách hàng thông qua việc đưa ra chính sách giá cạnh tranh, ưu đãi đối với từng khách hàng cụ thể, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, tiến hành chính sách ưu tiên mở rộng dư nợ đối với khách hàng, giảm lãi suất cho vay đối với một số nhóm khách hàng có tín nhiệm cao và tài sản đảm bảo tốt.
Bên cạnh đó, mọi thủ tục, hồ sơ vay vốn đối với khách hàng cũng đã được chi nhánh Lạng Giang tiết giảm tối đa và đăng tải công khai. Mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp vừa giúp mở rộng thị phần vừa phát triển được các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do vậy, chi nhánh Lạng Giang đã phân công mỗi nhân viên tín dụng phụ trách địa bàn 1 xã, thị trấn để có điều kiện tiếp cận, giải quyết thủ tục nhanh cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp.
Hiện nay thị phần tín dụng của chi nhánh Lạng Giang đạt 35%, thị phần huy động nguồn vốn đạt 48%.
33
Bảng 1.2: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Lạng Giang Bắc Giang II năm 2016,
2017, 2018
Khách hàng vay là doanh nghiệp 28 34 43 Nguồn vốn huy động 1.755 2.090 2.453 Nợ ngắn hạn 419 511 531 Nợ trung dài hạn 436 461 557 Nợ xấu 6,894 7,257 7,614 Tỷ lệ nợ xấu 0,8% 0,7% 0,7% Thu nợ đã xử lý rủi ro 221 3,829 19
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh chi nhánh Lạng Giang Bắc Giang II
1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng - chi nhánh Bắc Giang( VP Bank - Chi nhánh Bắc Giang)
Là 1 chi nhánh ngân hàng TMCP có mạng lưới hoạt động kinh doanh gồm 01 chi nhánh và 03 Phòng Giao dịch tại địa bàn thành phố Bắc Giang; 01 Phòng Giao dịch tại thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt tại thành phố Bắc Giang tập trung 15 chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động đã tạo ra 1 thị trường cạnh tranh rất gay gắt, trong đó thị trường tín dụng. Tuy nhiên với cách làm riêng, sáng tạo và hiệu quả do vậy VP Bank - Chi nhánh Bắc Giang đã chiếm lĩnh đáng kể thị phần tại thị trường tỉnh Bắc Giang
C HỈ TIEU NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
Tổng dư nợ đầu kỳ 825 915 1.150
Tổng dư nợ cuối kỳ 915 1.150 1.265
Dư nợ cho vay doanh nghiệp 470 595 720
Năm 2015nhân người sử dụng như các loại thẻ cá nhân khác.
Với sản phẩm này VP Bank Chi nhánh Bắc Giang đã triển khai khá hiệu quả trong việc mở rộng tín dụng t, VP Bank triển khai sản phẩm tín dụng cho vay tín chấp doanh nghiệp. Đây là sản phẩm tín dụng với nhiều ưu đãi cho khách hàng vay là doanh nghiệp. Với mục tiêu cung cấp sản phẩm tiện ích đến khách hàng vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn nhanh chóng để phục vụ sản xuất, kinh doanh.Sản phẩm cho vay không đảm bảo bằng tài sản, VP Bank có thể cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng vay vốn đến 5 tỷ đồng trong vòng 36 tháng. Sản phẩm thẻ tín chấp doanh nghiệp, khách hàng sẽ được cấp tín dụng với hạn mức đến 2 tỷ đồng kèm theo hưởng bảo hiểm du lịch, bảo hiểm mất cắp đến 3 tỷ đồng, được hưởng giám giá đến 50% khi mua sắm tài sản doanh nghiệp, chủ thẻ có thể được hưởng 45 ngày miễn lãi sau khi chi tiêu, sau đó thì số lãi phải trả sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp mà không tính cho cá rên địa bàn, đây là sản phẩm tín dụng có mức tăng trưởng cao trong danh mục sản phẩm tín dụng của chi nhánh. Hàng năm mức tăng trưởng đạt trung bình 125% so với năm trước.
Ngoài sản phẩm tín dụng trên thì VP Bank - Chi nhánh Bắc Giang cũng đã triển khai sản phẩm tài chính cá nhân, đây là sản phẩm tín dụng nhỏ đáp ứng nhanh, linh hoạt các nhu cầu tài chính, tiêu dùng của cá nhân. Chi nhánh đã phối hợp với những đơn vị bán hàng gia dụng uy tín, đơn vị bán ô tô, xe máy; điện thoại cao cấp đáp ứng nhu cầu mua sắm của cá nhân thông qua việc cho vay đối với nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mặc dù lãi suất cho vay của sản phẩm này khá cao so với sản phẩm tín dụng thường khác nhưng sản phẩm tín dụng này rất được khách hàng lựa chọn sử dụng do phù hợp với nhu cầu của khách hàng với thời gian đáp ứng vốn nhanh, thủ tục đơn giản.
Bảng 1.3: Báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Bắc Giang năm 2016, 2017, 2018
Tổng khách hàng có dư nợ tín
dụng 3.586 3.794 3.915
Khách hàng vay là doanh nghiệp 116 198 265
Nguồn vốn huy động 890 985 1.154 Nợ ngắn hạn 439 598 670 Nợ trung dài hạn 476 552 595 Nợ xấu 1,464 1,071 0,961 Tỷ lệ nợ xấu 1,6% 0,9% 0,76% Thu nợ đã xử lý rủi ro 0,75 0,66 0,54
II; Lạng Giang Bắc Giang II; VP Bank Chi nhánh Bắc Giang và tình hình thực tế tại Chi nhánh Bố Hạ, địa bàn nơi chi nhánh hoạt động để mở rộng tín dụng trong thời gian tới thì chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương để tăng hiệu quả sử dụng vốn khi mở rộng tín dụng.
- Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, đánh giá các khoản nợ để có các phương án xử lý kịp thời; tăng cường công tác thu nợ và quản lý nợ quá hạn.
36 của chi nhánh.
- Nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện công tác quản lý, công tác trực tiếp.
- Trang bị đầy đủ cở sở vật chất, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong giao dịch.
- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Triển khai và thực hiện nhanh, toàn
diện trên địa bàn các sản phẩm tín dụng ưu việt, phù hợp với điều kiện tại địa phương. Cần có chính sách phân loại khách hàng để có các biện pháp, ưu đãi thích
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mở rộng tín dụng là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các NHTM trong điều kiện thị truờng cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay. Mở rộng tín dụng cần đuợc đảm bảo với nâng cao chất luợng tín dụng để tạo đuợc sự phát triển ổn định và bền vững.
Trong chuơng 1 của luận văn, tôi đã tập trung vào nghiên cứu nội dung các vấn đề sau:
- Khái quát về NHTM bao gồm: Khái niệm về NHTM; chức năng của NHTM; phân loại NHTM; nghiệp vụ của các NHTM
- Khái quát hoạt động tín dụng của NHTM: Khái niệm tín dụng; phân loại tín dụng;
- Khái quát mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM: Quan niệm, phuơng thức mở rộng tín dụng của NHTM; vai trò của việc mở rộng tín dụng NHTM. Đặc biệt, luận văn đã phân tích nội dung của mở rộng tín dụng. Tác giả đã hệ thống hóa một số chỉ tiêu phản ánh mở rộng tín dụng làm cơ sở để tính toán và phân tích thực trạng mở rộng tín dụng của Chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II giai đoạn 2016- 2018 trong chuơng 2.
- Phân tích các nhân tố ảnh huởng đến mở rộng tín dụng của NHTM bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan;
Cơ sở lý luận ở chuơng 1 này là tiền đề để phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tại chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II trong chuơng 2 sau đây.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BỐ HẠ BẮC GIANG II
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra chính sách đổi mới, xác định đổi
mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân
hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam -
tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ngày nay. Đây được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của NHNo và PTNT Việt Nam - Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, khó khăn, nhưng cũng đầy tiềm năng - đó là nông nghiệp.
Trong hành trình cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nông nghiệp, nông thôn được xác định là “mặt trận” hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, NHNo và PTNT Việt Nam đảm trách nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam, khi nước ta có tới 70% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp