2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Mặc dù hàng quý chi nhánh vẫn tiến hành tự kiểm tra hồ sơ tín dụng nhưng chất lượng kiểm tra vẫn chưa đạt theo yêu cầu. Công tác kiểm soát trong và sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ, thông tin tín dụng không được cập nhật đầy đủ, dẫn đến việc thẩm định, tái thẩm định chất lượng không cao.
- Đội ngũ nguồn nhân lực và hệ thống quản trị điều hành vẫn còn nhiều hạn chế. Chưa thể hiện được sự tối ưu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trình độ công nghệ của nhân viên chưa thực sự cao, chưa khai thác triệt để được hệ thống công nghệ để áp dụng vào công việc một cách hiệu quả. Cán bộ chi nhánh tuy đều được phổ biến một cách cụ thể về quy trình tín dụng nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định như việc chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay của cán bộ thẩm định còn tuỳ tiện; thẩm định trước khi cho vay còn sơ sài; công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn của khách hàng còn chưa được thường xuyên và quan tâm đúng mức.
- Tuy chính sách tín dụng của ngân hàng đã có những mềm dẻo và thay đổi hợp lý với cơ chế thị trường nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp như chính sách về tài sản đảm bảo đôi khi còn thiếu chặt chẽ,...
- Quy trình, thủ tục cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng, thủ tục còn khá phức tạp.
- Công tác thu thập thông tin về dự án, cán bộ tín dụng thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có thu thập thông tin từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng.
71
môn song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trong môi trường kinh doanh nhiều các thông tin đan xen, các biến cố có thể đột xuất xảy ra đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có khả năng thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin rất rộng. Do vậy, nếu không phân tích, đánh giá đúng sẽ dễ dẫn đến xác định thời hạn, lãi suất tín dụng chưa chính xác, chưa phù hợp điều này làm giảm chất lượng tín dụng của chi nhánh
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường hoạt động còn có nhiều khó khăn
Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự khoa học và đồng bộ. Những vấn đề luật pháp ban hành còn chậm trễ trong triển khai, còn nhiều bất cập và chồng chéo khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc cấp tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm. Chẳng hạn giá đất thay đổi liên tục trong khi khung giá chưa điều chỉnh kịp dẫn tới việc định giá cho vay thế chấp bất động sản gặp nhiều khó khăn....
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như nhu cầu về dịch vụ còn chưa nhiều, thị trường tiền tệ đang dần hoàn thiện, thị trường chứng khoán mới chỉ trong giai đoạn đầu còn các thị trường khác đang dần hình thành và phát triển nên ảnh hưởng chưa nhiều tới mở rộng cho vay.
Nền kinh tế Việt Nam còn phát triển ở mức trung bình do đó nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng chưa đi sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vào cuộc sống hàng ngày.
Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam chưa thực sự phát huy hiệu quả do các thông tin tổng hợp về chưa đầy đủ. Các NHTM vì lý do do bảo mật thông tin của khách hàng nên chia sẻ thông tin cũng chưa đầy đủ.
- Do chịu cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ
Cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, đặc biệt là các NHTM có vốn nhà nước với số vốn tự có lớn, công nghệ mạnh và thường được ưu tiên hỗ trợ của nhà nước.
- Có những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn nhưng họ vẫn tìm mọi cách để vay được vốn ngân hàng, họ tạo ra những thông tin, số liệu sai thực tế để cung cấp cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho hoạt động thẩm định tín dụng nếu cán bộ thẩm định mà không đánh giá chính xác sẽ dễ dẫn đến việc ra quyết định tín dụng sai.
- Năng lực kinh doanh của 1 số khách hàng còn hạn chế, không có phương án, dự án kinh doanh khả thi; không có đủ vốn tự có tham gia phương án, dự án; tài sản thế chấp không đảm bảo do được đánh giá quá cao so với giá thực tế nên khi kinh doanh dễ bị thua lỗ, dẫn đến tình trạng không trả được nợ.
73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong nội dung chương 2 tôi đã giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; về chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II, thực trạng mở rộng tín dụng tại chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II trong giai đoạn 2016- 2018 bao gồm:
- Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng của chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II
- Phân tích chất lượng tín dụng của chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II gồm các chỉ tiêu: Nợ quá hạn; Khách hàng có nợ quá hạn; Khả năng thu hồi nợ quá hạn; Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi;Tỷ lệ nợ xấu; Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng; Tỷ lệ sinh lời từ tín dụng; Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng; Tỷ lệ trích lập DPRRTD.
Từ việc phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tại chi nhánh Bố Hạ Bắc Giang II luận văn đã chỉ ra mặt tích cực, bao gồm: doanh số tín dụng cho vay có mức tăng trưởng rõ rệt; tuân thủ trình tự cho vay và thực hiện đầy đủ các quy chế và quy trình; tập trung vào các dự án có tính khả thi cao; xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt; công tác thu nợ quá hạn và nợ khó đòi đã được chú trọng đúng mức; thực hiện trích lập DPRRTD đầy đủ theo quy định.
Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao; trình độ nghiệp vụ của 1 số cán bộ còn hạn chế; khả năng kiểm soát tình trạng nợ tiềm ẩn rui ro, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng chưa đạt mức tiềm năng; chưa khai thác tối đa tiềm năng nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Nguyên nhân của các mặt hạn chế bất cập trên là do công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực hiện một cách thưởng xuyên dẫn đến việc chất lượng thẩm định chưa cao, nguồn nhân lực và hệ thống quản trị điều hành còn nhiều hạn chế, môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn.
Từ những nguyên nhân tồn tại đã nêu ở Chương 2 thì tác giả đưa ra kiến nghị, đề xuất ở Chương 3
C HƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ Rộ NG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH
BỐ HẠ BẮC GIANG II
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH BẮC GIANG II