trên địa bàn tỉnh Nam Định
Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng Nam Định gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt nam.Được thành lập từ tháng 7/1951, trong một thời gian dài cho đến cuối những năm 80, trên địa bàn tỉnh Nam Định chỉ tồn tại hệ thống ngân hàng một cấp.Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa trực tiếp kinh doanh. Hoạt động ngân hàng thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản sau:
- Cả nước chỉ có một loại hình ngân hàng duy nhất thuộc sở hữu nhà nước. Các thành phần kinh tế khác không được thành lập và kinh doanh trên lĩnh vực ngân hàng;
- Ngân hàng được tổ chức quản lý và hoạt động theo cơ cấu tổ chức hành chính: Ngân hàng nhà nước Trung ương đóng tại Hà Nội; Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một chi nhánh; Các huyện có chi nhánh trực thuộc tỉnh. Khách hàng chỉ được mở tài khoản và giao dịch gửi, vay tại ngân hàng nơi cư trú hoặc đóng trụ sở;
- Hoạt động ngân hàng theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh được giao từ trên xuống như kế hoạch phát hành, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch tín dụng ...
Có thể nói trong thời kỳ này hoạt động ngân hàng đã đáp ứng được và phục vụ đắc lực cho sự phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mô hình ngân hàng như trên đã bộc lộ dần những nhược điểm. Trước tiên là do yếu tố cạnh tranh - động lực của sự phát triển - bị thủ tiêu nên hoạt động ngân hàng mang nặng tính tập trung quan liêu; đầu tư tín dụng tràn lan, lãng phí và kém hiệu quả. Hơn nữa, do không tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh nên trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng xuất hiện tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Cùng với hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân hàng Nam Định bắt đầu việc cải tổ và đổi mới từ năm 1986.Thực hiện việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ.NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng còn các TCTD khác thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.Hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Nam Định không ngừng phát triển cả về nội dung, chất lượng nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức. Các TCTD huy động được nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong dân cư và tổ chức kinh tế, đầu tư vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư, đầu tư vốn cho các chương trình dự án trọng điểm, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển. Hoạt động lưu thông tiền tệ luôn thông suốt và ổn định trong nhiều năm liền. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng diễn ra sôi động, ngày càng có nhiều dịch vụ đa dạng, hiện đại đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hoạt động ngân hàng Nam Định từ khi đổi mới, hội nhập đến nay (từ năm 2001 đến năm 2012) đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ và bền vững.
NHNN chi nhánh tỉnh Nam Định đóng vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW do Thống
St t Tên tổ chức tín dụng Chi nhánh và chi nhánh trực thuộc Phòng giao dịch ATM Quỹ tiết kiệm 1
NH Công thương CN tỉnh Nam
Định 1 10 16
2
NH Công thương CN Thành phố
Nam Định 1 7 12 1
3
NH Nông nghiệp CN tỉnh Nam
Định 12 24 18
4
NH Nông nghiệp CN Bắc Nam
Định 4 11 6
5 BIDV CN Nam Định 1 4 Ũ 5
6 NH Ngoại thương CN Nam Định 1 0 6 0
7 VPbank CN Nam Định 1 3 4 1
đốc giao. Với chức năng như vậy, chi nhánh được tổ chức thành 05 phòng, ban để thực hiện những nhiệm vụ của một NHNN chi nhánh tỉnh. Lãnh đạo chi nhánh và chịu trách nhiệm chung trước Thống đốc là Giám đốc chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc. Lãnh đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của phòng là Trưởng phòng (đối với Thanh tra, giám sát là Chánh thanh tra) chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, giúp việc cho Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng.
Về mạng lưới hoạt động của các TCTD, đến 31/12/2012, hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định đã phát triển khá đầy đủ, bao gồm: 15 chi nhánh TCTD cấp I, 41 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 4 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô Tình thương thuộc Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có gần 270 địa chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ ngân hàng, chưa kể mạng lưới tổ vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng Chính sách xã hội nằm rải rác khắp các huyện, thành, thị của tỉnh và điểm giao dịch của các QTDND cơ sở. (Bảng 2.1) [6],[7],[8].
10 ACB CN Nam Định 1 1 11 NH phát triển CN Nam Định 1 12 NH Chính sách và xã hội CN Nam Định 1 9 13
Cty Cp Tài chính DK CN Nam
Định 1
14 QTD Trung ương CN Nam Định 1 1
15 NH Đông á CN Nam Định 1 9
16 QTDND cơ sở 41
Hệ thống Ngân hàng Nam Định từ chỗ phục vụ kinh tế quốc doanh, cho vay ngắn hạn là chủ yếu sang phục vụ nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng của Đảng, Nhà nước và của ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng đầu tư cho kinh tế ngoài quốc doanh, mở rộng đầu tư trung và dài hạn. Hình thức huy động vốn được mở rộng với nhiều kỳ hạn, mức lãi suất phù hợp với quy định của ngành và điều kiện kinh tế, xã hội và dân trí tại địa phương; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ vốn của Trung ương để không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn theo hướng tập trung và ưu tiên hơn cho các lĩnh vực ngành nghề có lợi thế của tỉnh.
Về công tác huy động vốn: Bằng việc đưa ra nhiều dịch vụ đa dạng như tiền gửi tiết kiệm nhiều loại kì hạn, không kì hạn, bằng Việt Nam đồng, bằng ngoại tệ, phát hành kì phiếu, trái phiếu trả lãi trước, trả lãi sau, tiết kiệm dự thưởng... kết hợp với mở rộng mạng lưới và chất lượng phục vụ, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã huy động được nguồn vốn tại chỗ lớn, tăng trưởng ổn định qua các năm, chủ động đáp ứng cho nhu cầu đầu tư vốn trên địa bàn. Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn từ tổ chức kinh tế và dân cư là 16.990 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế là 20.543 tỷ đồng.
Về công nghệ thông tin và hoạt động thanh toán luôn được quan tâm và đổi mới để phù hợp với yêu cầu của ngành, những năm qua ngành ngân hàng Nam Định ưu tiên đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng phần mềm mới, hiện đại. Hệ thống máy tính liên kết từ NHTW đến NHNN tỉnh, từ hội sở chính tới chi nhánh TCTD, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, giữa NHNN tỉnh với các TCTD trên địa bàn. Hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng được xử lý qua hệ thống mạng máy tính như: thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 200% lên 300 % về số lượng giao dịch sau 2 năm triển khai (tháng 12/2008), chuyển tiền điện tử, quản lý tín dụng, hệ thống thông tin báo
cáo ngân hàng.. .Ngoài ra, ngành ngân hàng tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đến 31/12/2012, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi toàn tỉnh đạt khoảng 361.081 thẻ và 110 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt...
Kết quả đạt được qua hơn 60 năm thành lập và phát triển của ngành ngân hàng Nam Định rất đáng khích lệ, tự hào. Những kết quả đáng khích lệ đó của các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định trên đây, ngoài sự nỗ lực của bản thân TCTD phải kể đến vai trò lãnh đạo, quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn. Trong đó có vai trò của TTGS chi nhánh trong việc kiểm tra, giám sát việc các TCTD chấp hành các quy định của pháp luật, các chế độ của nhà nước, của ngành.