Xử lý những tồn tại trong hoạt động ngân hàng trong thanh tra,giám sát

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 85 - 89)

giám sát ngân hàng tại chi nhánh

a. về cơ chế điều hành, tổ chức hoạt động

Xuất phát từ sự thống nhất về cơ sở pháp lý hoạt động thanh tra, hoạt động thanh tra dựa vào quy định của pháp luật về thanh tra; chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước; dựa vào các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng để tổ chức, triển khai và thực hiện các phương thức hoạt động. Việc đặt tổ chức thanh tra chi nhánh theo mô hình như trên trong thời gian qua về cơ bản là phù hợp vì nếu tổ chức thanh tra trực thuộc hoàn toàn thanh tra NHTW thì công tác thanh tra sẽ kém nhanh nhạy, không đối phó kịp thời với diễn biến thực tế. Còn nếu chỉ trực thuộc sự quản lý của Giám đốc NHNN tỉnh thì có thể dẫn đến tình trạng ý kiến, kết quả và kết luận, kiến nghị thanh tra hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của

thủ trưởng; làm giảm đi tính độc lập và hiệu quả của công tác thanh tra. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của cả hệ thống và mỗi cấp thanh tra để đảm bảo có cơ chế tập trung, thông thoáng trong toàn hệ thống và để công tác thanh tra đạt kết quả cao nhất.Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa tính chủ động và độc lập của Thanh tra NHNN chi nhánh trong hoạt động TTGS ngân hàng.

b. về phương pháp TTGS

- Về hoạt động GSTX: Phải tiếp tục cải tiến chương trình GSTX đối với chi nhánh một tổ chức tín dụng, áp dụng chương trình lập trình phần mềm hiện đại để xây dựng chương trình GSTX phù hợp với sự phát triển của các TCTD hiện nay và sự thay đổi của các quy định chế độ trong ngành ngân hàng. Các chỉ tiêu giám sát - đặc biệt là các chỉ tiêu về pháp luật và quy chế - chỉ áp dụng cho một TCTD độc lập chứ không sử dụng được cho chi nhánh một TCTD. Tăng cường hoạt động GSTX các TCTD nhằm kịp thời cảnh báo và kiến nghị biện pháp xử lý các biến động không có lợi để các TCTD điều chỉnh, khắc phục đạt kết quả tốt. Nâng cao kỹ năng phân tích giám sát, đánh giá tình hình TCTD.

- Về hoạt động TTTC: Chủ động và tập trung thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn và theo kế hoạch của NHTW.

Đối với giai đoạn chuẩn bị thanh tra, yêu cầu đặt ra cho các đoàn thanh tra trong giai đoạn này là phải nắm chắc mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra.Trưởng đoàn phải bao quát đề cương, tìm ra những vấn đề trọng tâm để tập trung làm rõ trong quá trình thanh tra và lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên trong đoàn.Từng đoàn viên phải nghiên cứu đề cương, đặc biệt nghiên cứu sâu phần công việc được phân công để lập kế hoạch chi tiết cho việc

tiếp cận và thực hiện thanh tra. Giai đoạn này, ngoài việc nghiên cứu các văn bản

chế độ có liên quan cần thu thập thêm các thông tin, số liệu từ GSTX, từ trung tâm thông tin tín dụng, từ các cơ quan pháp luật, thông tin qua báo chí, thông tin

từ đối tượng thanh tra, thông tin tích luỹ được qua theo dõi của cán bộ thanh tra và từ các cuộc thanh tra trước để phục vụ tốt nhất cho cuộc TTTC đạt yêu cầu về

chất lượng và thời gian.

Giai đoạn tiến hành thanh tra: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình một cuộc thanh tra tại chỗ. Yêu cầu đặt ra là bằng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật thanh tra để đi sâu kiểm tra hoạt động của NHTM một cách cụ thể. Tìm ra những mặt làm tốt, những tồn tại và vi phạm, những vướng mắc của cơ chế chính sách trong quá trình thực hiện, khẳng định một cách chắc chắn kết quả hoạt động của TCTD trên các mặt đã thanh, kiểm tra. Các đoàn viên, trong quá trình làm việc với đối tượng thanh tra phải lập các biên bản làm việc để làm tài liệu chứng minh cho các đánh giá, kết luận của mình một cách cụ thể, xác đáng. Đây là cơ sở quan trọng nhất để tổng hợp kết luận chung của toàn bộ cuộc thanh tra và tránh được tình trạng bị đối tượng thanh tra phủ nhận kết quả thanh tra. Hơn nữa, đây là quy trình cần thiết để có thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đúng thủ tục, trình tự.

Giai đoạn kết thúc cuộc thanh tra: Nhiệm vụ của giai đoạn này là phải tổng hợp tình hình toàn bộ cuộc thanh tra và ra văn bản kết luận thanh tra. Đây là

giai đoạn quyết định, thể hiện toàn diện nhất vai trò của đoàn thanh tra và công cụ thanh tra.Trách nhiệm và vai trò của trưởng đoàn thanh tra lúc này là hết sức quan trọng. Yêu cầu với một kết luận thanh tra là phải ngắn gọn, súc tích, văn từ

đảm bảo hiểu đơn nghĩa. Kết luận phải nêu rõ được thực trạng hoạt động, ưu - khuyết điểm của đối tượng kiểm tra. Các kiến nghị phải rõ ràng về thời gian, đối

tượng thực hiện và phải quy định rõ thời hạn thực hiện các kiến nghị, quy định việc báo cáo tiến độ thực hiện kiến nghị về thanh tra NHNN chi nhánh để theo

dõi. Ngoài việc kết luận rõ đúng - sai và có các kiến nghị cụ thể đối với đối tượng thanh tra, kết luận thanh tra sẽ rất có trọng lượng nếu có những kiến nghị bổ xung sửa đổi về cơ chế chính sách, kiến nghị với các bộ, ngành có liên quan. Bởi lẽ, một mặt nó thể hiện kiến thức sâu rộng và tầm nhìn của cán bộ thanh tra, mặt khác nó sẽ tạo điều kiện để đối tượng thanh tra có thể chấn chỉnh, thực hiện được các kiến nghị mà kết luận thanh tra đã đề ra.

Phải đổi mới phương thức tiến hành thanh tra theo hướng sử dụng linh hoạt các hình thức TTTC để bổ sung khiếm khuyết của từng hình thức thanh tra. Nên sử dụng phối hợp các hình thức thanh tra sau: thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất và thanh tra chuyên đề. Ngoài ra, TTTC hạn chế đi sâu vào việc kiểm toán hoạt động của các TCTD, đây là công việc của kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các TCTD, mà nên đi sâu kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, thanh tra vụ việc của đối tượng thanh tra.

- Phối hợp chặt chẽ hai phương pháp thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động TTGS của NHNN thực sự phát huy hiệu quả cộng hưởng của từng phương pháp thanh tra. Để vận hành tốt cơ chế phối hợp đó cần phải đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa hai phương pháp này. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của từng phương pháp sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngược lại. Việc quy định thành hai bộ phận là để có điều kiện chuyên môn hoá về kỹ năng - kỹ thuật, nhưng phải thống nhất trong một phương pháp, nghiệp vụ thanh tra của ngân hàng.

c. Công tác chỉnh sửa sau thanh tra và xử lý vi phạm hành chính

- Cần khắc phục tình trạng nể nang, e dè trong xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng; áp dụng các chế tài xử phạt một cách nghiêm minh nhằm “lành mạnh hóa” hoạt động ngân hàng, mặt khác sẽ là bài học, làm gương cho những TCTD khác.

được chú trọng đúng mức. Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, phải thực hiện tốt các giải pháp như:

Thứ nhất, phải nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra, đặc biệt là các kết luận thanh tra QTDND; nội dung các kết luận phải cụ thể, xúc tích, có căn cứ luận điểm rõ ràng, tránh trường hợp đối tượng thanh tra tranh cãi, phản bác lại kết luận của Đoàn thanh tra;

Thứ hai, các đối tượng được thanh tra phải có kế hoạch, biện pháp chỉnh sửa sau thanh tra cụ thể, đặc biệt là về chất lượng và tiến độ hoàn thành chỉnh sửa. Kết thúc TTTC, Thanh tra chi nhánh phân loại các kiến nghị để giao trách nhiệm cho cán bộ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện cho TCTD chấn chỉnh sau thanh tra;

Thứ ba, kết thúc chỉnh sửa, Thanh tra chi nhánh tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Có quy chế khen thưởng TCTD thực hiện chỉnh sửa tốt, xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm.

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w