Hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của thanh tra,giám sát

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 60)

sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nam Định đối với các Tổ chức tín dụng trên địa bàn

a. Hoạt động giám sát từ xa

Hiện nay chi nhánh đang áp dụng chương trình giám sát theo phương pháp CAMELS; nội dung giám sát phong phú; dữ liệu đầu vào được các TCTD truyền lên thanh tra chi nhánh NHNN qua mạng, chế độ báo cáo định kì được quy định rõ ràng...Cùng với sự thay đổi, phát triển trong hoạt động của các TCTD, chương trình giám sát cũng được thay đổi tương ứng và dần dần từng bước chuyển từ giám sát tuân thủ sang giám sát trên cơ sở rủi ro. Hàng tháng, quý, năm thanh tra chi nhánh chạy chương trình giám sát, gửi số liệu về Cơ quan thanh tra, giám sát NHTW; đồng thời thông báo đến TCTD những chỉ số phản ánh sự biến động trong hoạt động của TCTD đó. Kết quả đánh giá, phân tích đối với TCTD chỉ có tác dụng để báo cáo và mới chỉ dừng ở việc cung cấp số liệu để tham khảo khi xây dựng chính sách, cơ chế và hỗ trợ một phần nhỏ cho hoạt động TTTC. Hoạt động giám sát được thể hiện qua các mặt sau:

- Đánh giá cơ cấu tài sản của TCTD: đánh giá mức độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn so với kế hoạch ngân hàng cấp trên giao, so với kì giám sát

trước và cùng kì năm trước. Xem xét biến động cơ cấu nguồn vốn có phù hợp không và tìm hiểu nguyên nhân biến động. Chất lượng tài sản có, chất lượng tín dụng là thước đo cơ bản đánh giá thực trạng hoạt động của TCTD, quyết định xu hướng phát triển và khả năng sinh lời của TCTD. Đồng thời nó còn cho thấy hiệu quả và khả năng quản lý điều hành của lãnh đạo TCTD đó;

- Việc chấp hành các tỷ lệ an toàn hoạt động: khả năng chi trả, nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn, mua sắm tài sản cố định...;

- Kết quả kinh doanh: Thanh tra chi nhánh đánh giá tính đầy đủ và kịp thời của việc hạch toán các khoản thu nhập, chi phí. Phát hiện những khoản chi phí có tính chất đột biến ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí của các TCTD trong kì giám sát. Tuy nhiên, có thể thấy việc giám sát kết quả kinh doanh của TCTD chỉ có tính chất tương đối. Một phần là do các nguồn thông tin qua giám sát chưa đầy đủ. Hơn nữa, kết quả này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế điều hành của ngân hàng cấp trên trong việc hướng dẫn hạch toán các khoản thu nhập, chi phí tại chi nhánh.

Như vậy, GSTX là phương pháp ngồi tại hội sở thanh tra thông qua các thông tin nhận được từ các báo cáo tài chính, từ các máy tính được nối mạng để tiến hành giám sát các chỉ tiêu tài chính theo các điều luật và quy chế, qua đó phát hiện các vi phạm, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị hoặc quyết định thanh tra tại chỗ hoặc các lĩnh vực phải xem xét sâu hơn. Để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi phải có đủ các thông tin một cách kịp thời và chính xác.

GSTX thực sự là một phương pháp thanh tra hiện đại, mang lại những hiệu quả thiết thực đáp ứng với yêu cầu quản lý Ngân hàng hiện đại bởi lẽ: Nó giám sát thường xuyên, thông tin chính xác kịp thời và ít gây phiền hà đối với các TCTD. Tuy nhiên với điều kiện Việt Nam nói chung, trên địa bàn Nam Định

b. Hoạt động thanh tra tại chỗ

Đây là hoạt động thanh, kiểm tra trực tiếp của Thanh tra chi nhánh tại các TCTD thông qua các Đoàn thanh tra. Hàng năm, Thanh tra NHNN VN xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra trình Thống đốc phê duyệt và xây dựng Đề cương chi tiết chỉ đạo toàn hệ thống triển khai thực hiện và yêu cầu các chi nhánh tập trung thanh tra 1- 2 pháp nhân, còn các chi nhánh của TCTD khác do Thanh tra chi nhánh căn cứ vào lực lượng thanh tra và tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn để lập kế hoạch thanh tra phù hợp.

Quy trình của một cuộc thanh tra tại chỗ gồm ba bước:

- Bước 1, chuẩn bị thanh tra gồm các nội dung: Xây dựng đề cương thanh tra; ra quyết định thành lập đoàn thanh tra; tập huấn, họp đoàn giao nhiệm vụ; gửi thông báo lịch và nội dung thanh tra cho đối tượng thanh tra;

- Bước 2, tiến hành thanh tra gồm các nội dung: Họp với đối tượng thanh tra để thông báo quyết định, nội dung, thời gian, thời hiệu thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải lập thành biên bản; đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình, kết quả hoạt động theo thời hiệu thanh tra; tiếp nhận quyết định thanh tra; thống nhất với đoàn thanh tra về phương pháp làm việc và phối hợp với nhau; các thành viên của đoàn tiến hành công việc thanh tra theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra;

- Bước 3, kết thúc cuộc thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra tổng hợp kết quả, thông qua nội bộ đoàn để thống nhất kết quả thanh tra và triệu tập hội nghị để công bố dự thảo kết luận thanh tra. Việc công bố dự thảo kết luận thanh tra phải được lập thành biên bản. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra, đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận chính thức về những nội dung thanh tra. Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, đoàn thanh tra hoàn chỉnh hồ sơ đưa vào lưu trữ.

TCTD, thường xuyên đôn đốc và có biện pháp để các đối tượng thanh tra nghiêm túc chỉnh sửa và thực hiện theo kết luận thanh tra.

Nội dung thanh tra tại chỗ đã đi vào trọng tâm, trọng điểm và những lĩnh vực nghiệp vụ có tiềm ẩn nhiều rủi ro của TCTD. Hiện nay, Thanh tra chi nhánh tăng cường thanh tra theo pháp nhân TCTD để có thể đánh giá toàn diện thực trạng của từng TCTD được thanh tra. Để thanh tra đạt hiệu quả cao, Thanh tra chi nhánh đã chú trọng khai thác, đánh giá kết quả kiểm tra, kiểm toán của kiểm tra nội bộ và kiểm toán độc lập của các TCTD trước và trong quá trình thanh tra. Qua hoạt động TTTC, Thanh tra chi nhánh phát hiện sai phạm của các TCTD trên nhiều lĩnh vực: quản trị điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hoạt động tín dụng, an toàn kho quỹ, kinh doanh ngoại hối... trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục và áp dụng theo thẩm quyền hoặc phối hợp các biện pháp xử lý (xử lý tài sản thu hồi nợ, xử lý cán bộ liên quan có vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử phạt vi phạm hành chính...); góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN chi nhánh có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp đối với từng TCTD nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung.

Việc kết hợp giữa hai phương pháp GSTX và TTTC là vô cùng cần thiết. GSTX là chỉ điểm cho TTTC, chỉ ra được những đơn vị, những lĩnh vực cần TTTC. Ngược lại, TTTC giúp cho việc phân tích hoạt động của TCTD được chính xác, cụ thể và sát thực tế. Với phương pháp GSTX, thông tin đầu vào được cập nhật và theo dõi thường xuyên giữa các kỳ TTTC. TTTC sẽ kiểm tra lại các thông tin của GSTX, đồng thời kiểm tra việc thực hiện chỉnh sửa kiến nghị sau thanh tra qua GSTX.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁTNGẲN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.3.1. Ket quả đạt được

а. về công tác chỉ đạo của NHNN tỉnh Nam Định

Trong những năm qua, NHNN tỉnh Nam Định đã chỉ đạo triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN VN và UBND tỉnh trên địa bàn như: điều hành cơ chế lãi suất, tỷ giá, điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, hướng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010... Đặc biệt hoạt động TTGS được ban lãnh đạo NHNN tỉnh quan tâm thường xuyên và có những chỉ đạo kịp thời giúp cho các TCTD trên địa bàn luôn ổn định và phát triển bền vững.

Năm 2010, NHNN tỉnh đã tổ chức một số hội nghị và ban hành các văn bản yêu cầu các TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc các

văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng; đồng thời NHNN tỉnh đã làm

tốt vai trò đầu mối phối hợp với các cấp, các ngành triển khai sâu rộng hoạt động

ngân hàng đến các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; những khó khăn, vướng

mắc trong quá trình thực hiện được NHNN tỉnh phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định. NHNN tỉnh đã triển khai các văn bản như: Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng б, 5% năm 2010; Quyết định số 2072/QĐ-Ttg ngày 11/12/2009, Quyết định 2213/QĐ-Ttg ngày 31/12/2009 về việc tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong năm 2010;

Năm 2011, NHNN tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện phổ biến, chỉ đạo thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của NHTW về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn dưới hình thức chủ yếu là ban hành các văn bản

hành chính và tổ chức hội nghị. Các đơn vị ngân hàng, TCTD đều đã nghiêm túc triển khai thực hiện kịp thời các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, cơ chế, quy chế của ngành như: Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc NHNN; các văn bản hướng dẫn thực hiện hai luật ngân hàng: quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, quy định về mức trần lãi suất huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; các văn bản của trung ương và của tỉnh về triển khai thực hiện chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...Ban lãnh đạo NHNN tỉnh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm và chỉ đạo thanh tra chi nhánh phải quan tâm tới chất lượng tín dụng, việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo thông tư 13 và thông tư 19; tăng cường khả năng phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng;

Ngay từ đầu năm 2012, NHNN tỉnh đã nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ và NHNN Việt Nam liên quan đến chính sách tiền tệ, ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, như: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 của Thống đốc NHNN, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012... [6],[7],[8].

Giai đoạn 2010-2012, công tác TTGS được tăng cường hơn nữa: đã xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh ngân hàng, NHNN tỉnh cũng đã chỉ đạo thanh tra chi nhánh chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đẩy mạnh hoạt động TTGS thường xuyên, đặc biệt là liên quan đến việc quản lý thị trường vàng, xử lý nợ xấu, chủ trương hạ lãi suất, tiếp cận vốn ngân hàng.

b. Về hoạt động GSTX và TTTC

Trong giai đoạn từ 2010 - 2012, hoạt động GSTX của NHNN tỉnh Nam Định có nhiều chuyển biến sâu sắc, được thực hiện thường xuyên và phát hiện những sai sót, dấu hiệu rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD để cảnh báo cho các đơn vị thông qua các thông báo giám sát hàng tháng, quý, năm nhằm giúp các TCTD khắc phục chỉnh sửa kịp thời.

Thanh tra chi nhánh đã chủ động khai thác một cách có hiệu quả những khả năng và thành tựu của công nghệ GSTX, khai thác có hiệu quả hơn các luồng thông tin (thông tin từ các cơ quan pháp luật, ban ngành liên quan; thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (C.I.C); thông tin từ các tổ chức đoàn thể; từ khách hàng ... ) phục vụ cho công tác GSTX, từ đó đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị đối với các TCTD sớm ngăn ngừa được những rủi ro với phương châm "phòng" hơn "chữa", giúp các đơn vị này chấp hành đúng quy định các điều luật, quy chế và hoạt động ngày càng an toàn và có hiệu quả. Ngoài ra, hoạt động GSTX còn hỗ trợ đắc lực cho công tác TTTC, công tác chỉ đạo và quản lý của NHNN chi nhánh Nam Định.

Hoạt động TTTC trong ba năm qua đã đạt được những kết quả nhất định: đã hoàn thành 71 cuộc thanh tra, kiểm tra (năm 2010: 25 cuộc, năm 2011: 24 cuộc, năm 2012: 22 cuộc) theo kế hoạch của NHTW và của chi nhánh đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Thanh tra chi nhánh vừa tổ chức triển khai thực hiện các cuộc thanh tra do Cơ quan thanh tra NHTW chỉ đạo, vừa chủ động tham mưu cho Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh để thanh, kiểm tra sâu hơn các chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động của TCTD trên địa bàn, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của thanh tra NHTW nhưng vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo và nhanh nhạy kịp thời của thanh tra NHNN tỉnh. Qua công tác TTTC đã phát hiện một số các sai phạm và yêu cầu các TCTD chỉnh sửa kịp thời những tồn tại theo kết luận thanh tra, đã xử

phạt vi phạm hành chính, phê bình, cảnh cáo những cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm trong hoạt động ngân hàng.

Công tác GSTX và TTTC đã góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD trên địa bàn, nâng cao lòng tin của công chúng đối với ngành ngân hàng của tỉnh và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Qua công tác TTGS cũng đã góp phần vào việc thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các đơn vị ngân hàng. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được duy trì thường xuyên: năm 2010 nhận 10 đơn; năm 2011 nhận 14 đơn và năm 2012 nhận 07 đơn. Tất cả các đơn thư đã được giải quyết dứt điểm 100% từng năm [9], [10], [11].

c. Những kết quả đạt được về hoạt động ngân hàng do công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đem lại

Giai đoạn 2010-2012 là những năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với

nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám đốc các ngân hàng; sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể của toàn thể cán bộ, công nhân viên, hoạt động ngân hàng tỉnh nhà đã được những kết quả

tích cực. Hoạt động huy động vốn và cho vay nền kinh tế tăng trưởng liên tục qua 03 năm. Hoạt động cấp tín dụng là chủ yếu đã góp phần phục vụ tích cực cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong giai

đoạn này do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ sự đổ

vỡ các TCTD trên thế giới cũng tác động không nhỏ tới hệ thống ngân hàng Việt

Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng nên nợ xấu của các TCTD tăng lên

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w