Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 95 - 100)

NHNN Việt Nam cần triển khai tích cực hơn nữa công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra ngân hàng cũng như các quy định về hoạt động ngân hàng đạt chuẩn mực quốc tế.

Luật NHNN 2010 đã đặt nền móng pháp lý có hiệu lực cao và căn bản về tổ chức, hoạt động TTGS ngân hàng của NHNN. Tuy nhiên, với nhiều quy định mới như vậy sẽ đặt ra những thách thức, khó khăn không nhỏ cho NHNN trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật để triển khai thực hiện các quy định về TTGS ngân hàng khi Luật NHNN 2010 có hiệu lực. Một số giải pháp hoàn thiện về mặt pháplý đối với hoạt động TTGS ngân hàng, như: nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn Luật NHNN 2010 và các Quyết định của NHNN về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để xử lý phù hợp; bảo đảm về

tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị trực thuộc được thiết kế phù hợp với quy định của Luật NHNN 2010 về TTGS ngân hàng; cần phải áp dụng 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban BASEL. Theo đó một nội dụng quan trọng của hoạt động TTGS là thanh tra, giám sát viên, giám sát các tập đoàn ngân hàng trên cơ sở hợp nhất. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về mô hình cũng như phương thức hoạt động TTGS ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian tới môi trường hoạt động ngân hàng có nhiều thay đổi, do đó cần điều chỉnh bộ máy tổ chức của TTGS ngân hàng theo hướng gọn nhẹ, tăng cường tính hệ thống, tính tập trung thống nhất bằng cách tổ chức sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh NHNN hiện có, hình thành một số chi nhánh khu vực tại những trung tâm kinh tế - chính trị, xã hội. Bằng cách này sẽ xóa bỏ được tính cục bộ địa phương, sự thiếu nhất quán trong đánh giá, trong phương pháp và cách thức giám sát. Mặt khác, tổ chức thanh tra theo ngành dọc giúp việc phân bổ nguồn lực một cách chủ động hơn. Làm thế nào để nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng là một vấn đề quan trọng, với định hướng tổ chức lại hệ thống NHNN gọn nhẹ hơn theo khu vực có thể giảm bớt tốn kém trong GSTX, thanh tra chi nhánh NHNN không thực hiện công tác GSTX mà nhiệm vụ này dành cho thanh tra NHTW thực hiện đối với trụ sở chính của các TCTD.

NHNN cần tăng cường trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTGS tài chính tiền tệ nhiều hơn nữa để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong trao đổi thông tin, tư vấn về công tác TTGS ngân hàng và đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra.

Cơ quan TTGS ngân hàng cần sớm gửi chương trình công tác hàng năm cho thanh tra chi nhánh để trên cơ sở đó, kết hợp với điều kiện tình hình cụ thể trên địa bàn, thanh tra NHNN tỉnh chủ động xây dựng chương trình công tác của mình, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa chủ động

nhanh nhạy và phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương. Cùng với việc xây dựng quy trình giám sát phân tích và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, Cơ quan TTGS ngân hàng cần phải sớm tham mưu cho Thống đốc NHNN ban hành quy định về trình tự, thủ tục TTGS ngân hàng đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Luật NHNN về TTGS ngân hàng và phù hợp với các quy định của Luật Thanh tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về hoạt động TTGS ngân hàng nêu trên đây và để đáp ứng yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của TTGS ngân hàng trong việc tăng cường, nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD trên địa bàn, góp phần đưa hệ thống ngân hàng tỉnh Nam Định hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

KẾT LUẬN

Hiện nay nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó tạo ra cho đất nước ta muôn vàn thuận lợi, bên cạnh đó cũng không ít thách thức đối với nền kinh tế. Thời gian qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhiều TCTD bị phá sản và còn nhiều TCTD khác đang đứng trước bờ vực phá sản có thể dẫn đến một khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các nước trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trước tình hình đó vai trò của NHNN càng được chú trọng hơn trong việc việc duy trì ổn định nền kinh tế. Mặt khác, hiện nay ở nước ta có nhiều TCTD hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau có thể dẫn đến việc phá sản của một TCTD nào đó do cạnh tranh không lành mạnh. Trước vấn đề đó, NHNN với chức năng của mình cần phải tiến hành TTGS các TCTD nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế.

Cùng với việc TTGS các TCTD, NHNN cần phải đổi mới cơ chế, phương pháp TTGS và tăng cường hơn nữa trong tình hình mới. Mặt khác, tích cực áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong quá trình TTGS hoạt động của các TCTD để vừa đánh giá khách quan tình hình của các TCTD, vừa thực hiện cam kết quốc tế trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời xây dựng hệ thống TTGS ngân hàng hoàn thiện cả về mặt pháp luật lẫn cơ cấu, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận trong hoạt động TTGS ngân hàng, đánh giá thực trạng hoạt động này trên địa bàn tỉnh Nam Định để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hòan thiện công tác TTGS ngân hàng.

Quá trình nghiên cứu và viết Luận văn, tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ

Đặng Huy Việt nên Luận văn đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, trình độ và điều kiện nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các thầy cô và đồng nghiệp để bài Luận văn tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả.

Tiếng Việt

1. Chính phủ (2011), Nghị định 86/2011/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh tra 2010, Hà Nội.

2. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, Hà Nội.

3. Dương Quốc Anh, Giám sát ngân hàng, kinh nghiệm của một số nền kinh tế chuyển đổi và hàm ý đối với Việt Nam, Hà Nội

4. Học viện ngân hàng (2005), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Học viện ngân hàng (2008), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. NHNN Nam Định (2011), Báo cáo tình hình hoạt động ngành Ngân hàng tỉnh Nam Định năm 2010, Nam Định.

7. NHNN Nam Định (2012), Báo cáo tình hình hoạt động ngành Ngân hàng tỉnh Nam Định năm 2011, Nam Định.

8. NHNN Nam Định (2013), Báo cáo tình hình hoạt động ngành Ngân hàng tỉnh Nam Định năm 2012, Nam Định.

9. NHNN Nam Định (2011), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra NHNN tỉnh Nam Định năm 2010, Nam Định.

10. NHNN Nam Định (2012), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra NHNN tỉnh Nam Định năm 2011, Nam Định.

11. NHNN Nam Định (2013), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra NHNN tỉnh Nam Định năm 2012, Nam Định.

của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.

13. NHNN Việt Nam (2010), Kỷ yếu hội thảo Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động TTGS ngân hàng, Hà Nội

14. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam,

NXB Tài chính, Hà Nội.

15. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội.

16. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra,giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam,

Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

19. Viện chiến lược ngân hàng (2010), Hệ thống ngân hàng Trung quốc, cải cách và phát triển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

Tiếng Anh

20. Sundararajan, V. - Petersen, Arne B. - Sensenbrener, Gabriel, May 1996, Central Bank Reform in the Transition Economies, IMF

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w