Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực thanh tra,giám sát chi nhánh

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 91)

Với yêu cầu của công tác TTGS trong tương lai, thanh tra chi nhánh cần phải xây dựng được lực lượng cán bộ thanh tra có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức để nâng cao cả lượng và chất. Mặc dù số lượng cán bộ thanh tra chi nhánh đã được tăng cường trong những năm vừa qua nhưng biên chế thanh tra vẫn cần phải được tăng cường nhiều hơn nữa. Bởi lẽ, số lượng các chi nhánh TCTD thành lập trên địa bàn ngày càng nhiều và do yêu cầu công tác, cán bộ - thanh tra viên phải thường xuyên theo học các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, chính trị ... Chính vì vậy, với biên chế 16 cán bộ như hiện tại không đủ để đáp ứng cho việc thực hiện kịp thời công tác GSTX và TTTC chỗ đối với 14 chi nhánh cấp

1 của các TCTD, 41 QTDND cơ sở và 04 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh việc tăng cường số lượng, mối quan tâm lớn là chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Việc đào tạo mới phải kết hợp với mạnh dạn sàng lọc cán bộ để tạo ra một đội ngũ cán bộ thanh tra thực sự mạnh. Chúng ta phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu về tài chính, ngân hàng, về TTGS cả lý luận và thực tiễn; có kỹ năng nghề nghiệp về TTGS; có khả năng phân tích tình huống, nắm bắt thông tin trong thực hiện giám sát; tiếp cận xử lý một cách độc lập các vấn đề phát sinh khi thực hiện TTTC. Trong quá trình hoạt động, những người không đủ điều kiện về phẩm chất, năng lực hoặc những người không đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của giai đoạn mới phải mạnh dạn đưa ra khỏi lĩnh vực hoạt động thanh tra.Hơn nữa, việc đào tạo phải gắn liền với tự đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cán bộ vừa học, vừa làm, vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn và phát hiện những bất hợp lý, những vấn đề bất cập nảy sinh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài những kế hoạch tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ thanh tra, việc trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ còn được thể hiện ở công việc điều phối và quyết định phân công cán bộ trong quá trình thanh tra từ các lãnh đạo. Theo đó, việc sắp xếp công việc và vị trí công tác cho các cán bộ TTGS phải đảm bảo: duy trì khối lượng công việc vừa phải; tránh sự trùng lặp trong công việc; hoàn thành công tác thanh tra đúng tiến độ.

Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc. Điều này thường được thể hiện trong việc bố trí và lên kế hoạch nhân sự trong các cuộc thanh tra thực tế tại các TCTD, đảm bảo các cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm các

công việc phức tạp; đồng thời, các cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm được tham gia vào các công việc đơn giản hơn, phù hợp với trình độ nhằm nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo công tác đào tạo cán bộ được duy trì.

Có chính sách khen thưởng và ghi nhận các nỗ lực đóng góp của cán bộ thanh tra. Quan tâm tới chính sách đãi ngộ, lương thưởng thích đáng sẽ giúp cho cán bộ thanh tra gắn kết, có trách nhiệm cao với công việc, tạo tâm lý yên tâm công tác, hết lòng vì công việc, hăng hái lao động sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác.

Một phần của tài liệu 0884 hoạt động thanh tra giám sát NH tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh nam định thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w