Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

1.3.2.1. Sự hợp lý của quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng của tổ chức

Bất cứ nghiệp vụ nào tại các ngân hàng cũng đều phải tuân theo một quy trình nhất định để đảm bảo được sự an toàn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Sự hợp lý của quy trình là một trong những tiêu thức để đánh giá chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân và sự hợp lý của quy trình được thể hiện ở sự hợp lý, đúng đắn ở từng bước của quy trình:

- Bước đầu tiên quan trọng nhất là thu thập tài liệu và xử lý số liệu và các số liệu này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xếp hạng. Tài liệu thu thập phải đầy đủ, không mâu thuẫn giữa các số liệu thu thập. Tài liệu và số liệu phải được sưu tầm qua các năm hoạt động và các số liệu kế hoạch dự kiến để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá phân tích.

- Bước tiếp theo là xây dựng các biểu bảng, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình tài chính của khách hàng thể nhân. Trên cơ sở các tài liệu và số liệu thu thập, xây dựng các bảng biểu, đồ thị, xác định các chỉ tiêu kinh tế để nêu thực trạng tín dụng của khách hàng.

18

- Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng sử dụng khoản vay của khách hàng.

1.3.2.2. Sự hợp lý của các chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới cũng như các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều xây dựng các mô hình chấm điểm tín dụng riêng theo các tiêu chí khác nhau. Do đó tuỳ từng mục đích xếp hạng mà các chủ thể xếp hạng lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên nếu có thể thì nên có nhiều chỉ tiêu để có thể đánh giá tốt hơn về khách hàng thể nhân nhưng đồng thời cũng phải tránh đặt ra quá nhiều chỉ tiêu lan man mà không tập trung vào mục tiêu chính. Chất lượng của việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn các chỉ tiêu xếp hạng của cơ quan XHTD. Các chỉ tiêu thường được chia ra hai loại, đó là các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

- Đối với các chỉ tiêu tài chính:

Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện tại với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả sử dụng vốn cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng phát triển của khách hàng.

Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh; ngoài ra họ cũng cần nghiên cứu khả năng thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng đến tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.

Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô hoạt động của chủ thể phân tích.

- Chỉ tiêu số dư nợ và tình trạng dư nợ hiện tại

19

khách hàng tại các tổ chức tín dụng mà khách hàng đang quan hệ tín dụng. Phản ánh số tiền mà khách hàng đang vay nợ TCTD.

Số lượng các tổ chức tín dụng còn dư nợ: Phản ánh đến thời điểm hiện tại khách hàng còn quan hệ tín dụng (dư nợ khác 0) tại bao nhiêu tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng. Quan hệ càng ít tổ chức tín dụng được cho là rủi ro càng thấp.

Nhóm nợ cao nhất hiện tại: Phản ánh đến thời điểm hiện tại khoản nợ của khách hàng có nhóm nợ cao nhất là nhóm nào.

Chỉ tiêu kì trả nợ hiện tại: Phản ánh khoản nợ của khách hàng được thỏa mãn thanh toán tiền gốc của khách hàng theo tháng, quý, hay năm. Mức điểm tương ứng là 30, 35, 40. Kỳ hạn trả nợ càng dài, thì phản ánh áp lực trả nợ của khách hàng càng thấp, mức rủi ro càng thấp.

- Chỉ tiêu về lịch sử trả nợ

Chỉ tiêu số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm gần nhất: Nợ không đủ tiêu chuẩn bao gồm: nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Chỉ tiêu số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng 3 năm gần nhất: Nợ xấu bao gồm: nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Chỉ tiêu về số lần vay nợ trong 3 năm gần nhất: Kể từ khi phát sinh quan hệ vay vốn tại tổ chức tín dụng đầu tiên đến thời điểm hỏi tin chấm điểm, xếp hạng khách hàng thể nhân.

Chỉ tiêu về lịch sử quan hệ tín dụng:

Chỉ tiêu số năm có quan hệ với tổ chức tín dụng: Phản ánh độ dài lịch sử của quan hệ tín dụng. Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với tổ chức tín dụng càng đáng tin cậy.

- Các chỉ tiêu phi tài chính

Việc xem xét các chỉ tiêu này là không bắt buộc trong quá trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân. Điều này rất quan trọng đối với nhà đầu tư trong việc dự đoán tình huống có thể xảy ra rủi ro dẫn đến không thu hồi được vốn trong tương lai. Thông tin phi tài chính có rất nhiều loại; vấn đề đặt ra là phải chuẩn

20

hoá và xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để phân tích và đưa ra những phán đoán về diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ vào mục đích của các chủ thể phân tích mà các nhà nghiên cứu lựa chọn các loại chỉ tiêu và quyết định xem xét nhiều hay ít các chỉ tiêu phi tài chính.

Chỉ tiêu về trình độ học vấn: Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học, dưới trung học,...

Chỉ tiêu về vị trí công tác: Quản lý, điều hành; chuyên môn; lao động được đào tạo nghề; lao động thời vụ; thất nghiệp.

Chỉ tiêu về số năm công tác: Khách hàng có số năm công tác càng cao thì điểm càng cao

Chỉ tiêu khác: Cơ cấu gia đình: hạt nhân, sống với cha mẹ, sống cùng gia đình khác, khác; Số người ăn theo; Chỉ tiêu về tình trạng cư trú: khách hàng có nhà riêng, nhà chung, đang ở với gia đình, hoặc đi thuê,.

1.3.2.3. Các nhân tố chủ quan khác

- Trình độ hiện đại hoá công nghệ chấm điểm, xếp hạng

Công nghệ sử dụng hiện đại và đạt tiêu chuẩn hay không rõ ràng quyết định đến chất lượng công tác xếp hạng tín dụng. Chất lượng công tác chấm điểm tín dụng không thể cao khi mà công tác này vẫn được tiến hành một cách thủ công tuỳ theo trình độ đánh giá chủ quan của cán bộ ngân hàng. Khi được tiến hành theo quy trình trên phần mềm chấm điểm và định hạng thì kết quả thu được sẽ cao hơn. Khi sử dụng phần mềm chấm điểm tự động sẽ hạn chế được sai sót do lỗi chủ quan của cán bộ, rút ngắn được thời gian chấm điểm đồng thời nâng cao chất lượng công tác này.

- Năng lực và trình độ của cán bộ

Cán bộ xếp hạng tín dụng là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước xếp hạng tín dụng từ thu thập thông tin, thẩm định thông tin đến việc phân tích, chấm điểm. Do đó trình độ cán bộ tín dụng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác này. Nếu cán bộ có trình độ chuyên môn vững, hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh giá khách hàng thể nhân chính xác, xem

Điểm Xếp hạng Ý nghĩa xếp hạng

>400 Aaa Cho vay tối đa theo đề nghị của người vay 351 -

400

Aa

21

xét báo cáo của khách hàng thể nhân đó có vấn đề gì không, có kinh nghiệm trong phân tích, nhận định thì kết quả xếp hạng sẽ rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, phẩm chất này ở mỗi người khác nhau thì cũng khác nhau nên nó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếp hạng.

Không những các cán bộ tín dụng ngân hàng đòi hỏi chuyên môn vững mà đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Ở nhiều ngân hàng có ra quy định về việc cán bộ tín dụng không được nhận hoa hồng của khách hàng cũng là e ngại vấn đề đạo đức nghề nghiệp, theo đó có thể cán bộ tín dụng biết sai mà không sửa hoặc cố tình làm sai để có lợi cho doanh nghiệp và cho thể nhân.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w