Quy trình nghiệp vụ chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tạ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 59 - 65)

tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam

Nghiệp vụ chấm điểm thể nhân được nghiên cứu từ cuối năm 2009. Sau một năm, nghiệp vụ được áp dụng thí điểm từ tháng 12/2010 và triển khai chính thức từ tháng 2/2011. Khi đánh giá khách hàng vay, nếu khách hàng doanh nghiệp được dựa trên nền tảng là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì khách hàng thể nhân được đựa trên cơ sở khoa học là chấm điểm tín dụng thể nhân. Nghiệp vụ chấm điểm thể nhân tại CIC được xây dựng căn cứ vào kinh nghiệm học tập từ các nước phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc,... (Ngân hàng Trung ương Pháp, Hãng thông tin quốc tế D&B, Tập đoàn NICE Hàn Quốc,.) và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Trước khi áp dụng chính thức, nghiệp vụ này cũng đã tham khảo những góp ý từ các tổ chức tín dụng để cho sát với thực tiễn hơn. Phiên bản đầu tiên được áp dụng chính thức từ năm 2011, mặc dù vẫn còn nhiều sơ sài và hạn chế nhưng cũng đã được các TCTD đón nhận và sử dụng như một kênh tham khảo trong quá trình ra quyết định cho vay tín dụng thể nhân.

Đánh giá được tầm quan trọng của chấm điểm tín dụng thể nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng của các TCTD, cuối năm 2017 Ban Lãnh đạo CIC đã cử

45

các chuyên gia thuộc các phòng ban của CIC phối với Tập đoàn NICE Hàn Quốc nghiên cứu, xây dựng một phương pháp chấm điểm khoa học hơn, sử dụng nhiều dữ liệu thống kê hơn nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm chấm điểm thể nhân khi cung cấp cho các TCTD.

Trong tương lai gần, cùng với nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì nghiệp vụ chấm điểm thể nhân là một trong hai nghiệp vụ cốt lõi của CIC. Nghiệp vụ này sẽ cung cấp cho các TCTD một kênh tham khảo hữu ích, có cơ sở khoa học trong quá trình phê duyệt và đánh giá tín dụng thể nhân.

- Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân được

thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Thu thập thông tin

Hiện nay CIC thường xuyên cập nhập thông tin về khách hàng từ các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Nguồn dữ liệu đầu vào còn được bổ sung và cập nhật thông qua việc kết nối và trao đổi thông tin với các kho thông tin dữ liệu của của các bộ ngành như: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Uỷ ban chứng khoán, Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để thu thập thông tin tín dụng được chính xác, kịp thời CIC đã sử dụng một số phương pháp sau: nối mạng máy tính với các TCTD lớn, xây dựng các phần mềm client-sever thực hiện gửi, nhận thông tin tín dụng (TTTD) qua mạng internet theo chuẩn của CIC. Đối với những TCTD khác việc thu thập thông tin được thực hiện email hoặc bằng các văn bản; fax, điện thoại hoặc điều tra trực tiếp đối với các nguồn thông tin khác; mua thông tin từ các tổ chức như: Tổng Cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư.. ..và các tổ chức kinh doanh thông tin trong và ngoài nước.

Hầu hết các TCTD có điều kiện tổng hợp thông tin từ chi nhánh sau đó truyền file trực tiếp về CIC; các TCTD còn lại truyền file qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố sau đó chi nhánh NHNN truyền file về CIC.

46

Bước 2: Kiểm soát và cập nhật thông tin khách hàng.

Sau khi nhận được thông tin từ các TCTD truyền về, thông tin được chuyển đến tổ Kiếm soát thuộc phòng xử lý dữ liệu. Tại đây, thông tin của khách hàng được lọc qua các điều kiện lỗi như: Trùng mã CIC (khách hàng có cùng số chứng minh thư, cùng tên, hoặc số đăng ký kinh doanh, mã số thuế, nhưng tồn tại hai mã CIC khác nhau); tăng giảm dư nợ đột biến (khách hàng tăng hoặc giảm dư nợ từ 2 lần trở lên); ngày báo cáo cũ, chuyển nhóm nợ,...Các khách hàng có nghi ngờ, được tạo file báo cáo, gửi về TCTD để xác nhận lại thông tin của khách hàng. Nếu TCTD xác nhận thông tin của khách hàng đúng, thông tin sẽ được cập nhật vào kho dữ liệu của CIC. Nếu TCTD phát hiện thông tin của khách hàng bị sai, TCTD phải gửi công văn xin điều chỉnh số liệu tại CIC. Khi nhận được công văn điều chỉnh, CIC tiến hành điều chỉnh số liệu của khách hàng và cập nhật vào kho.

Bước 3: Thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng thể nhân.

Sau khi TCTD hỏi tin về khách hàng, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các phiếu hỏi tin. Người xử lý sẽ chọn ra 1 phiếu hỏi tin trong danh sách để tiến hành xử lý trả lời tin.

Chương trình tính điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu: 1. Tổng dư nợ (triệu đồng)

2. Số lượng các TCTD đang còn dư nợ (TCTD) 3. Nhóm nợ cao nhất hiện tại (nhóm)

4. Kỳ hạn trả nợ (tháng/quý/năm)

5. Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm gần nhất (tháng) 6. Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng 3 năm gần nhất (năm)

7. Số TCTD có nợ xấu trong 3 năm gần nhất (TCTD) 8. Số năm có QHTD với TCTD (năm)

9. Số lần vay nợ trong 3 năm gần nhất (lần/năm)

Báo cáo “ Chấm điểm tín dụng thể nhân” được tính toán, phân tích và lập theo quy trình công nghệ, chuẩn mực, số liệu của CIC, hạn chế tối đa tác động của người xử lý vào bản tin. Vì vậy, bản báo cáo của CIC luôn đảm bảo được tính chính

ST T Tiêu chí Chỉ tiêu máy tính tạo ra khi có đủ thông tin Đánh giá của cán bộ xử lý Lý do điều chỉnh

1 Tổng dư nợ Có những trường hợp dư nợ sai(gấp đôi dư nợ,.)

2 Số lượng các TCTD hiện đang còn dư

3

Nhóm nợ cao nhất

hiện tại Có thể điều tra lại nhóm nợ củakhách hàng, có một số trường hợp khách hàng bị nhảy nhóm nợ không đúng do lỗi hệ thống. 4 Kỳ hạn trả nợ 47 xác, khách quan và kịp thời.

Bước 4: Đánh giá của chuyên gia

Sau khi chương trình đã tính được điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu và hiển thị bản báo cáo được tạo lập ban đầu. Chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu theo nguyên tắc kiểm soát chỉ số và chỉ ra những điểm chuyên gia đánh giá cần xem xét lại nếu:

• Chỉ tiêu pháp lý không hợp lý

• Chỉ tiêu chấm điểm không hợp lý: Giá trị của những chỉ tiêu nằm ngoài khoảng giá trị cho phép. Giá trị của những chỉ tiêu chấm điểm thay đổi so với giá trị của cùng chỉ tiêu, cùng năm tài chính của bản chấm điểm trước đó. File của TCTD gửi lên không đúng hoặc nghi ngờ không đúng (chẳng hạn các chỉ số nợ xấu có nghi ngờ về nhóm nợ của khách hàng cần điều tra lại, ...).

• Tổng điểm và loại của khách hàng đã từng được chấm bị thay đổi trong lần chấm hiện tại.

5

Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm gần nhất

Phỏng vấn điều tra lại về nhóm nợ của khách hàng khi có nghi ngờ về sai sót. 6 Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng (3 năm gần nhất)

Xem xét về dữ liệu lịch sử, nếu khách

hàng chỉ xuất hiện 1 file dữ liệu

lịch sử

bị nợ xấu, có thể xem xét điều chỉnh

tăng 1 mức điểm cho khách hàng căn

cứ vào cả quá trình thực hiện quan hệ 7 Số TCTD có nợ xấu trong vòng 3 năm gần nhất Có 1 số khách hàng nợ ở nhánh này

giờ chuyển sang nhánh khác, thực tế

chỉ xuất hiện nợ dưới chuẩn ở 1 8

Số năm có quan hệ tín dụng với TCTD

Có thể xem xét đối với trường hợp được tính là 1 năm nhưng số tháng QHTD <= 3 tháng để điều chỉnh 1 mức điểm. 9 Số lần vay nợ trong vòng 3 năm gần nhất Có 1 số khách hàng nợ ở nhánh này

giờ chuyển sang nhánh khác, nên số

liệu update =0 ở một nhánh thì cũng

không thể coi là 2 lần vay nợ được. 48

(Nguồn: Phòng Cấp tin Miền Nam - CIC) Bước 5: Báo cáo chấm điểm

Bản báo cáo sau khi đã được cán bộ xử lý, chuyên gia chấm điểm xếp loại xong,

chuyển cho người có thẩm quyền kiểm soát kiểm tra lại. Những bản báo cáo được chấp

nhận được chuyển vào vùng trả lời. Những bản báo cáo chưa được chấp nhận được Người kiểm soát trả lại cho cán bộ xử lý và thông báo những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa, sau đó mới tiếp tục quy trình để chuyển vào vùng trả lời cho khách hàng.

49

Ưu điểm của quy trình xử lý thông tin và chấm điểm tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, khách hàng không có thông tin bị nghi ngờ,

sai sót thì việc xử lý tin diễn ra nhanh chóng, chính xác và khách quan. Thứ hai,

thông tin

của khách hàng được kiểm soát nhiều lần, từ khâu cập nhật dữ liệu, xử lý tin và xác nhận

xử lý, đảm bảo tính khách quan, hạn chế tác động của người xử lý. Tuy vậy, quy trình

này vẫn còn có hạn chế là với những khách hàng bị nghi ngờ, sai sót số liệu, thì việc điều

chỉnh dữ liệu rất mất thời gian. Đồng thời, CIC cũng chưa có luồng thông tin phải

hồi lại

cho TCTD hỏi tin lý do khách hàng bị trả lời chậm.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w