Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

- Mô hình chấm điểm, xếp hạng khách hàng thể nhân của Stefanie Kleimeier và Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tương đối gần nhau về cách thức cho điểm và tên các chỉ tiêu. Các ngân hàng thương mại của Việt Nam, hầu hết đều theo mô hình chấm điểm của Stefanie Kleimeier với các chỉ tiêu về thân nhân và dư nợ. Các chỉ tiêu về thân nhân ở các ngân hàng khá giống nhau và rất gần với các chỉ tiêu của mô hình Stefanie Kleimeier, tuy nhiên, việc phân chia các mức độ và cách cho

33

điểm của các chỉ tiêu về thân nhân của các ngân hàng khác nhau lại khác nhau, và khác với mô hình chấm điểm của Stefanie Kleimeier. Các chỉ tiêu về dư nợ không giống nhau giữa các ngân hàng, không giống các chỉ tiêu của Stefanie Kleimeier và các chỉ tiêu này đều theo dõi khách hàng trên hệ thống của ngân hàng mình, chưa theo dõi được trên các ngân hàng khác. Các chỉ tiêu về dư nợ còn đơn giản.

- Dựa vào nghiên cứu ở trên, có thể thấy các ngân hàng đều quan tâm đến dư nợ của khách hàng, tình hình trả nợ, tình hình chậm trả lãi, và các dịch vụ sử dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, do hạn chế về việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng nên các chỉ tiêu được đưa ra tương đối đơn giản, thậm chí, sơ sài; chưa có mức điểm cụ thể cho các mức độ trả lãi và trả gốc chậm (số ngày quá hạn, số lần quá hạn, thời gian quá hạn, số tiền quá hạn, quá hạn trong hiện tại hay quá khứ, quá hạn tại bao nhiêu tổ chức tín dụng,...). Các chỉ tiêu về uy tín, tình hình trả nợ của khách hàng trong quá khứ chỉ được đánh giá một phần, không đủ để đánh giá về khách hàng vay.

- Ngày nay, khi chính phủ và các ngân hàng đang khuyến khích việc sử dụng thẻ - thanh toán không dùng tiền mặt, rất nhiều dịch vụ của ngân hàng được cung cấp qua thẻ. Mặt khác, việc chạy theo chỉ tiêu, năng suất, mở rộng thị trường, thị phần,. khiến việc mở thẻ ồ ạt trở lên khó kiểm soát. Các loại thẻ được mở dễ dàng, thao tác thuận tiện, đơn giản, các khoản nợ thông qua thẻ trở lên phổ biến hơn, số tiền vay thẻ liên tục tăng về số tiền, số lần vay dẫn đến nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn, khiến việc quản lý thẻ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các dịch vụ sử dụng ở ngân hàng - vốn được các ngân hàng đưa ra chỉ với mục đích cộng điểm khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình, phần thông tin thẻ sẽ đi sâu, chi tiết hơn vào việc sử dụng và vay thẻ.

- Một số Ngân hàng có kết hợp chấm điểm khách hàng ở chỉ tiêu số dư bình quân trên tài khoản tiết kiệm của năm trước; Thu nhập của gia đình, thu nhập của thể nhân. Trên thực tế, số dư trên sổ tiết kiệm của khách hàng, có thể không phải của khách hàng. Khách hàng có thể có nhiều khoản đầu tư khác ngoài sổ tiết kiệm. Thu nhập của khách hàng thường là khoản lương/ thưởng của công ty/cơ quan. Việc

34

xác định lương, thưởng của khách hàng khá dễ dàng với những khách hàng làm việc tại các cơ quan, công ty, tổ chức trả lương, thưởng qua ngân hàng, nhưng với những khách hàng làm nghề tự do, khách hàng có khoản thu nhập không thông qua ngân hàng, việc xác định thu nhập còn khó khăn và chưa chính xác...

Trong khi đó, các chỉ tiêu chấm điểm khách hàng thể nhân dựa trên mô hình chấm điểm của Fico và Vantage Score chủ yếu dựa vào lịch sử và tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại của khách hàng. Các chỉ tiêu về nhân thân của khách hàng chỉ là các chỉ tiêu định danh, không sử dụng để chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Trên thực tế, việc kiểm định tính chính xác các thông tin phi tài chính (thu nhập của khách hàng, trình độ, ..) của khách hàng là khó khăn, do vậy cách chấm điểm của mô hình này công bằng với tất cả các khách hàng vay ở mọi ngành nghề, điều kiện, hoàn cảnh sống,.. .và cũng đã khắc phục được nhược điểm của các mô hình trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1: Giới thiệu những vấn đề cơ bản về chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân đã đưa ra những khái niệm về tín dụng ngân hàng, bản chất của tín dụng; khái niệm về thông tin tín dụng, chấm điểm tín dụng thể nhân, xếp hạng tín dụng; khái niệm về hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân; mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương này còn đề cập đến quy trình thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng, các tiêu chí đánh giá chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân. Đồng thời, chương này cũng nghiên cứu cách chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân của một số tổ chức trong và ngoài nước để có thêm những bài học kinh nghiệm củng cố thêm về mặt lý luận và làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân của CIC sẽ được trình bày trong những chương sau của luận văn.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG

TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHẨM ĐIỂM TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂMTHÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w