Trong mọi lĩnh vực, nhân tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Con người là chủ thể của của mọi hành động. Việc mở rộng cho vay thành công hay không phần lớn là do con người. Do vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ luôn luôn và lúc nào cũng là nhu cầu cần thiết của NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sầm Sơn nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.
Để nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng cần có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng và
đào tạo cán bộ cho từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu của công việc cả về số lượng và chất
lượng, đặc biệt chú trọng đến trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
tín dụng. Cán bộ tín dụng phải am hiểu việc đọc và lập các báo cáo tài chính, hạch toán
kế toán trong doanh nghiệp. Từ đ c thể phân t ch, đánh giá và đưa ra các quyết định chính xác. Cán bộ tín dụng cũng cần phải hiểu được ý nghĩa cũng như nhược điểm của
87
từng chỉ tiêu, lý giải được kết quả của những chỉ tiêu này so với chỉ tiêu đề ra của ngân
hàng. Đồng thời có thể dựa vào giá trị của các chỉ tiêu để thấy được những điểm mạnh,
yếu của doanh nghiệp và những điểm bất hợp lý về số liệu nếu có.
Định kỳ hàng tháng, Vietinbank cũng tổ chức các khóa học, khóa đào tạo về
các kỹ
năng bán hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm, các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu tại
Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Vietinbank... Tuy nhiên, để có thể ứng
dụng được các bài học đó vào thực tế, Vietinbank Sầm Sơn cũng cần có những buổi tọa
đàm, học tập, trau dồi, trao đổi và thực hành các biện pháp phân tích và thẩm định khách
hàng, phương án/ dự án vay vốn, kỹ năng mềm, các biện pháp chăm sóc khách hàng, cách giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng ... B ởi lẽ Ngân hàng là DN hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng rất dễ bắt chước, gần
như giống nhau giữa các TCTD. Các sản phẩm này, khách hàng không thể cầm, nắm ...
mà chỉ có thể cảm nhận thông qua hành vi giao tiếp với các cán bộ ngân hàng. Do vậy
điểm khác biệt của sản phẩm chính là cách ứng xử, thái độ làm việc, phong cách làm việc chuyên nghiệp ... của cán bộ Ngân hàng. Chính các nhân viên ngân hàng cũng là
người marketing về hình ảnh và sản phẩm ngân hàng. o vậy, các cán bộ c kỹ năng, trình độ, thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc, đạo đức tốt, được đào tạo cẩn
thận là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ, quyết định sự thành công hay thất bại của
việc mở rộng cho vay.
So với các TCTD khác trên địa bàn, qui trình cho vay của Vietinbank tương đối chặt chẽ. CBTD tại chi nhánh có thể giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết, hay xử lý các công đoạn cùng một lúc để tạo sự mau lẹ, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các DNNVV.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cũng cần phải nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đối với công tác phân tích tài chính khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của công việc, phải tuân thủ triệt để các quy trình phân tích và có trách nhiệm với độ an toàn của m n vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng phải c đạo đức nghề ngành trong sạch, phải chính trực, công bằng và tâm huyết với công việc. Muốn như vậy,
88
ngoài việc phải thường xuyên giáo dục, ngân hàng còn phải đảm bảo thu nhập thỏa đáng cho cán bộ công nhân viên. C ó như vậy thì họ mới có thể yên tâm công tác và không bị khách hàng xấu mua chuộc, lôi kéo.
Ngoài ra, ngân hàng còn phải áp dụng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá cán bộ tín dụng mà ngân hàng áp dụng một chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm mục đích gắn kết trách nhiệm của cán bộ tín dụng với việc tăng trưởng dư nợ cho vay và mở rộng mạng lưới khách hàng.
Nguyên nhân của những khoản nợ khó đòi phần lớn đều xuất phát từ phía khách hàng nhưng cũng do không ít những sai phạm của cán bộ tín dụng. Năng lực thẩm định, đánh giá của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu cập nhật dẫn đến việc ra quyết định không chính xác.
Vì vậy, việc đầu tiên hết sức cấp thiết đ là ngân hàng cần phải quy chuẩn lại đội ngũ cán bộ: cử người đi học, khuyến khích các cán bộ tín dụng học để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới nhất phục vụ cho công việc. Đồng thời thường xuyên hệ thống hóa lại các văn bản cũ mới để cán bộ nắm vững, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành đến từng cán bộ.