MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Trang 113)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Việc mở rộng cho vay của các NHTM đối với các DNNVV không chỉ là khoản vay và thu lợi nhuận mà còn c ó ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. D o đó các cơ quan Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tạo điều kiện cho các DNVN phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, trong đ đạt được hiệu quả cao khi cho vay các DNNVV.

- Trước hết Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DNNVV phát triển. Hiện tại, địa vị pháp lý của các DNNVV chưa được Nhà nước quy định một cách rõ ràng, do đó, các DNNVV đang phải hoạt động theo nhiều luật khác nhau gây ra rất nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần c văn bản chung quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này.

- Bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lớn cũng như DNNVV. D o đó , Chính phủ cần đơn giản hóa bộ máy quản lý Nhà nước. Đặc biệt để tăng cường quản lý DNNVV trong đăng ký kinh doanh cũng như giám sát hoạt động của loại hình doanh nghiệp này thì Chính phủ nên sớm hình

96

thành một cơ quan riêng phụ trách đối với mảng này. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác kế toán tại các DNNVV nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng luật thống kê, kế toán và kiểm toán tại các doanh nghiệp.

- Chính sách thuế hiện nay ở nước ta đang áp dụng với các DNNVV còn nhiều bất cập bởi còn tồn tại nhiều mức thuế khác nhau với cách quản lý phức tạp, không chặt chẽ gây phiền hà cho các doanh nghiệp đồng thời dẫn đến việc trốn thuế . Do vậy, vấn đề cần đặt ra là Chính phủ cần điều chỉnh luật thuế sao cho phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình kê khai và thực hiện thuế theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ cần tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ tài chính cho các DNNVV; mở rộng các danh mục dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ và phương thức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tư vấn tài chính, dịch vụ xem xét báo cáo tài chính đối với các DNNVV chưa c ó bộ máy kiểm toán nội bộ và khả năng tài chính còn hạn chế không thể thuê kiểm toán báo cáo tài chính.

- Thành lập các Công ty cho thuê tài chính để phục vụ cho các DNNVV. Đây sẽ là các nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNNVV vừa an toàn vừa hợp với khả năng nguồn lực của DNNVV. Mô hình này đã được nhiều nước áp dụng thành công.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước: Các Bộ/ Ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ... giúp DNNVV tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bằng cách thiết kế kênh cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, đặc biệt là những thông tin có tính dự báo, định hướng chính sách của Chính phủ (đây là khâu yếu của các DNNVV). Nâng cao chất lượng các chương trình xúc tiến thương mại thông qua các các cơ quan đại diện ngoại giao; phát triển hệ thống kênh bán buôn và bán l trên diện rộng, để hàng h a đến các địa phương khu vực trong cả nước .

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần c ó những chính sách và biện pháp tích cực nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ cho vay của các NHTM và TCTD , cần bắt buộc các NHTM và các TCT tham gia vào hoạt động của hệ thống thông tin t n dụng,

97 coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

- NHNN cần c ó biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát để đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả và môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Các tổ chức tài chính, Ngân hàng nước ngoài, TCTD quốc doanh và ngoài quốc doanh của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh một cách không lành mạnh, giành giật khách hàng của nhau.

- NHNN trên địa bàn thành phố cần nắm vững phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế của địa bàn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố, những ngành kinh tế mũi nhọn để tư vấn cho các TCTD trên địa bàn để đầu tư cho các dự án định hướng phát huy được hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ cũng như giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD trên địa bàn nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh của các TCTD , mặt khác ngăn chặn cán bộ tín dụng thực hiện sai các văn bản chế độ cũng như quy trình nghiệp vụ cho vay, g óp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Ngân hàng trên toàn địa bàn.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Vietinbank Sầm Sơn là một trong những chi nhánh lớn của Vietinbank. Với thẩm quyền được giao, chi nhánh hoạt động kinh doanh thời gian qua khá hiệu quả. Tuy nhiên, còn tồn tại khá nhiều vướng mắc liên quan tới chính sách và phân quyền làm chi nhánh chưa phát huy được hết nội lực của mình. Em xin được đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng như sau:

- B an hành quy trình tín dụng riêng trong nghiệp vụ tín dụng cho vay đối với DNNVV, kèm theo những văn bản hướng dẫn và ghi chú những trường hợp đặc biệt khi xử lý hay ưu tiên

- Đề nghị Ngân hàng tăng thẩm quyền cho chi nhánh trong việc quyết định cấp tín dụng cho khách hàng để chi nhánh c ó thể hoạt động linh hoạt hơn, tránh được những thủ tục rườm ra và lãng phí thời gian. Một thực tế hiện nay tại chi nhánh với những khoản vay lớn của DNNVV chi nhánh không đủ thẩm quyền quyết định phải

98

trình lên hội sở. Việc này làm cả quá trình bị trì trệ, gây ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiêp mà cả chi nhánh. Khi được phân quyền cao hơn chi nhánh c ó thể tự chủ hơn, từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng. Vì c ó thể quyết định cho vay đối với những khách hàng tốt tránh rủi ro tín dụng

- Ngân hàng cần phải xây dựng chính sách cho vay riêng cho từng nhóm ngành hàng riêng biệt, quản lý rủi ro theo danh mục đầu tư. Điều này sẽ g óp phần hạn chế được rủi ro, dễ dàng kiểm soát khách hàng hơn.

- Tiến hành nhanh chóng việc xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng của DNNVV, thống kê nợ xấu để quản lý rủi ro chất lượng tín dụng. Ngoài việc tự thu thập thông tin, ngân hàng cần mua thông tin từ CIC hay đối tượng khác để xây dựng đồng bộ hệ thống. Hệ thống sẽ phát huy được vai trò, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng về lâu dài.

- Tăng cường quản lý rủi ro, đặc biệt hiện nay tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức an toàn nên việc đòi nợ càng căng thẳng hơn trong tình hình kinh tế khó khăn, đi đòi nợ cũng cần nghệ thuật, và cần được đào tạo để c ó cách ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh xảy ra mâu thuẫn quá mức căng thẳng giữa DN và NH. Đối với những khoản nợ xấu hiện nay tích cực xử lý nợ xấu, giám sát thật sát sao công việc của đội ngũ xử lý nợ xấu, hướng tới năm 2018 đưa nợ xấu về mức an toàn (<3 - 4/ năm - theo mong muốn của chủ tịch HĐQT đã nêu ra trong cuộc họp cổ đông đầu năm 2018)

3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ thể trực tiếp sử dụng vốn vay chính vì thế c ó ảnh hưởng quyết định tới chất lượng t n dụng. Qua những hạn chế còn tồn tại, tại chi nhánh em xin được kiến nghị với các DNNVV như sau:

- Thực hiện nghiêm chỉnh, trung thực các quy định về hạch toán kế toán doanh nghiệp. Với bất kì khoản vay vốn nào, ngân hàng đều phải trải qua quá trình thẩm định rất khắt khe. Tuy nhiên với hồ sơ, chứng từ mà DNNVV cung cấp thiếu chính xác hay chưa đầy đủ, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian để kiểm tra. oanh nghiệp sẽ mất thời gian làm lại hoặc sẽ không được cấp vốn. Cả hai điều này xảy ra đều

99

làm uy tín cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng xấu đi. Việc thực hiện tốt công tác kế toán tại doanh nghiệp giúp ngân hàng thực hiện quá trình cấp vốn hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro xảy ra.

- Khi được NH cho vay thì DNNVV phải sử dụng vốn đúng mục đích, đúng phương án đã đề xuất với NH và khi có khó khăn gì cần tham khảo và tư vấn của NH thì chủ động liên hệ và hợp tác với công tác kiểm tra của CB TD.

- Thái độ, ý thức trả đúng và đủ nợ đúng hạn luôn luôn thường trực trong ban quản lý lãnh đạo DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Sầm Sơn được nêu ra ở chương 2, cùng với những định hướng chiến lược của Ngân hàng, chương 3 luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng dành cho KHCN, đồng thời là một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, các bộ ngành liên quan cũng như ch nh chi nhánh để thúc đẩy trong hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank Sầm Sơn.

100

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng sự phát triển của DNNVV đã, đang và sẽ chiếm một vị trí quan trọng, đóng g óp vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mọi quốc gia; là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát triển của quốc gia đó. Chính vì vậy việc phát triển hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV của hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank Sầm Sơn nói riêng là rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay mối quan hệ giữa chi nhánh và nhóm doanh nghiệp này chưa thực sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tốc độ phát triển còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng g óp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sầm Sơn cũng như đối với nền kinh tế quốc dân.

Với mong muốn góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm tháo g vấn đề nói trên, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Một là: Tổng hợp hệ thống hoá có chọn lọc những vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV, về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNVV. Từ đó khẳng định mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV là yêu cầu khách quan, gắn liền với sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Hai là: Phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sầm Sơn trong những năm vừa qua. Trên cơ sở đ chỉ rõ những điểm đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Sầm Sơn.

Ba là: Trên cơ sở những mục tiêu, định hướng phát triển của Vietinbank Sầm Sơn, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV. Đồng thời luận văn cũng nêu lên một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình mở rộng cho vay đối với DNNVV của Vietinbank Sầm Sơn trong thời gian tới.

Với kết quả nghiên cứu này, Tôi hy vọng rằng công trình sẽ hoàn thiện hệ thống lý luận về mở rộng cho vay của NHTM đối với DNNVV, đồng thời cũng g p

101

phần giúp ích cho Vietinbank Sầm Sơn trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội (Trần Thị Hồng Hạnh biên soạn chương II).

2. Nguyễn Minh Kieu (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê

3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1988), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 19-NH/QĐ, ngày 27/04/1988).

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1991), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 01-NH/QĐ ngày 08-01-1991).

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1994), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày 16/9/1994).

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1, ngày 30/9/1998).

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1, ngày 25/8/2000).

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001), Hà Nội.

10. Ngân hàng Vietinbank Sầm Sơn: B ảng cân đối tài khoản tổng hợp của NH công thương Việt Nam, chi nhánh Sầm Sơn trong 5 năm ( 2013 - 2017)

11. Nguyễn Thị Cẩm Tú (2014), ‘‘Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phuc ” luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế Quốc dân.

12. Nguyễn Thị Thu Đông, (2012) “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập", luận án tiến sỹ, trường Học viện Tài chính.

13. Nguyễn Quang Hiện, (2016) "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.Độ tuổi: □ 18-30 □ 30-50 □ Trên 50

2.Giới tính: □ Nam □ Nữ

3.Tr'ι nh độ học

vấn: □ THPT □ Đại học, Cao □ Sau đại

đẳng

Rất không hài

lòng Không hàilòng thườngBình Hài lòng Rất hài lòng

(1) (2) (3) (4) (5)

STT Yeu tố _______Mức độ hài lòng_______

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Chi nhánh nhận ra đúng mong muốn củaKhách hàng ngay từ lần đầu.____________ 2 Chi nhánh tư vấn và cung cấp đầy đủthông tin về các khoản vay______________ 3 Chi nhánh luôn thực hiện đúng theonhững gì đã cam kết với khách hàng trong

hợp đồng____________________________ 4 Chi nhánh thực hiện giải ngân chính xác,

nhanh chóng_________________________

14.Nguyễn Thị Thùy Hương (2014) “Giải pháp cho vay ngắn hạn DNNVV tại NH

TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội “, Luân văn thạc sĩ, Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

15.Vietinbank Sầm Sơn (2016), Phương pháp và quy trình thẩm định dự án đầu tư

thẩm định cho vay

16.Quyết định 493 /2005/QĐ -NHNN ngày 22/4 /2005 VV ban hành qui định phân

loại nợ, trí ch lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân

hàng của

tổ chức tín dụng.

17.B áo cáo tổng kết của Vietinbank Sầm Sơn năm 2013 - 2017.

18.Cân đối tài khoản chi tiết của Vietinbank Sầm Sơn năm 2013 - 2017.

19.Tài liệu nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng của trường đại học kinh tế quốc dân.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Xin chào Quý khách hàng,

Tôi đang là học viên cao học của Trường Học viện Ngân hàng. Hiện nay, tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn. Kính mong anh/chị dành ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào phương án

Một phần của tài liệu (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w