Kiến nghị với Ngânhàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 115 - 116)

Vietinbank Sầm Sơn là một trong những chi nhánh lớn của Vietinbank. Với thẩm quyền được giao, chi nhánh hoạt động kinh doanh thời gian qua khá hiệu quả. Tuy nhiên, còn tồn tại khá nhiều vướng mắc liên quan tới chính sách và phân quyền làm chi nhánh chưa phát huy được hết nội lực của mình. Em xin được đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng như sau:

- B an hành quy trình tín dụng riêng trong nghiệp vụ tín dụng cho vay đối với DNNVV, kèm theo những văn bản hướng dẫn và ghi chú những trường hợp đặc biệt khi xử lý hay ưu tiên

- Đề nghị Ngân hàng tăng thẩm quyền cho chi nhánh trong việc quyết định cấp tín dụng cho khách hàng để chi nhánh c ó thể hoạt động linh hoạt hơn, tránh được những thủ tục rườm ra và lãng phí thời gian. Một thực tế hiện nay tại chi nhánh với những khoản vay lớn của DNNVV chi nhánh không đủ thẩm quyền quyết định phải

98

trình lên hội sở. Việc này làm cả quá trình bị trì trệ, gây ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiêp mà cả chi nhánh. Khi được phân quyền cao hơn chi nhánh c ó thể tự chủ hơn, từ đó nâng cao được chất lượng tín dụng. Vì c ó thể quyết định cho vay đối với những khách hàng tốt tránh rủi ro tín dụng

- Ngân hàng cần phải xây dựng chính sách cho vay riêng cho từng nhóm ngành hàng riêng biệt, quản lý rủi ro theo danh mục đầu tư. Điều này sẽ g óp phần hạn chế được rủi ro, dễ dàng kiểm soát khách hàng hơn.

- Tiến hành nhanh chóng việc xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng của DNNVV, thống kê nợ xấu để quản lý rủi ro chất lượng tín dụng. Ngoài việc tự thu thập thông tin, ngân hàng cần mua thông tin từ CIC hay đối tượng khác để xây dựng đồng bộ hệ thống. Hệ thống sẽ phát huy được vai trò, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng về lâu dài.

- Tăng cường quản lý rủi ro, đặc biệt hiện nay tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức an toàn nên việc đòi nợ càng căng thẳng hơn trong tình hình kinh tế khó khăn, đi đòi nợ cũng cần nghệ thuật, và cần được đào tạo để c ó cách ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh xảy ra mâu thuẫn quá mức căng thẳng giữa DN và NH. Đối với những khoản nợ xấu hiện nay tích cực xử lý nợ xấu, giám sát thật sát sao công việc của đội ngũ xử lý nợ xấu, hướng tới năm 2018 đưa nợ xấu về mức an toàn (<3 - 4/ năm - theo mong muốn của chủ tịch HĐQT đã nêu ra trong cuộc họp cổ đông đầu năm 2018)

Một phần của tài liệu (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w