7. Những đóng góp của luận văn
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Thứ nhất, doanh số tài trợ TMQT của Vpbank còn thấp so với các ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Ngân hàng thực sự phải còn nỗ lực rất nhiều để đạt tới mục tiêu là top 5 ngân hàng lớn nhất và top 3 ngân hàng bán lẻ tốt nhất.
- Thứ hai, sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT của ngân hàng còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hình thức tài trợ đơn điệu, chủ yếu là L/C. Mặc dù hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Vpbanklà rất phát triển, tuy nhiên các phương thức tài trợ chủ yếu là tín dụng chứng từ (chiếm đến 80% số lượng các giao dịch), phương thức bảo lãnh và bao thanh toán chưa được sử dụng phổ biến.
- Thứ ba, chất lượng xử lý giao dịch trên toàn hệ thống không cao, khả năng duy trì hoạt động thường xuyên của khách hàng, việc lôi kéo khách hàng lớn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị giao dịch tài trợ thấp.
- Thứ tư, tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình xử lý giao dịch dễ gây
thiệt hại và tổn thất cho ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Thứ nhất, tiềm lực về vốn của ngân hàng còn nhỏ bé: Ngân hàng có vốn tự có ở mức trung bình so với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng so với các ngân hàng nước ngoài thì con số này còn rất khiêm tốn.
Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm sức mạnh tài chính suy giảm và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh yếu.Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều bất ổn nên các ngân hàng nước ngoài cũng có những hạn chế hơn với các giao dịch của Vpbank. Đã có trường hợp khi Vpbank đổi tên năm 2010, đối tác nước ngoài cho rằng Vpbank bị mua lại và sát nhập nên từ chối thông báo L/C và xuất trình bộ chứng từ qua Vpbank vì không tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng. Đối với hoạt động tài trợ thương mại, việc thanh toán đúng hạn là một điều vô cùng quan trọng. Vì thế, tiềm lực vốn không mạnh cũng là một bất lợi lớn cho Vpbank khi mà các ngân hàng nước ngoài không tin vào uy tín của Vpbank và làm hạn chế các giao dịch của ngân hàng.
- Thứ hai, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tài trợ TMQT nói chung còn chưa đồng đều: Nhiều lãnh đạo ở các chi nhánh chưa có sự hiểu biết về hoạt động tài trợ TMQT nói chung, nên chưa chú trọng điều hành và phát triển nghiệp vụ này, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng phát triển các nghiệp vụ tài trợ TMQT. Nhiều cán bộ làm tài trợ TMQT ở các chi nhánh chưa được đào tạo lại hoặc đào tạo chưa chuyên sâu, chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, vi tính, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, lúng túng khi xử lý nghiệp vụ, khả năng tư vấn cho khách hàng chưa tốt gây ra những sai sót làm ảnh hưởng cả ngân hàng và khách hàng.
-Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thanh toán: Hiện nay, Vpbankthực hiện quản lý vốn tập trung toàn hệ thống tại Hội sở chính, các chi nhánh nếu vượt số dư trạng thái ngoại tệ phải bán cho Hội sở chính. Khi có nhu cầu thanh toán, Hội sở chính sẽ bán lại cho chi nhánh. Chính điều này đã làm mất tính chủ động của chi nhánh thông qua việc khai thác nguồn ngoại tệ dự trữ phục vụ nhu cầu thanh toán của bản thân chi nhánh, hoặc là mua ngoại tệ của khách hàng để kinh doanh (nhất là đối với những chi nhánh có lượng giao dịch L/C xuất khẩu nhiều). Song trên thực tế, do vốn ngoại tệ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, khan hiếm nên Vpbank cũng chưa có biện pháp hỗ trợ cho các chi nhánh hoặc bán cho các chi nhánh khi có nhu cầu thanh toán mà
phần lớn là các chi nhánh phải tự cân đối nguồn, dẫn tới mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.
- Thứ tư, ngân hàng chưa có một chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động tài trợ TMQT dựa trên những nguồn lực đã có: Trước đây trong nhiều năm Vpbank chỉ tập trung duy trì hoạt động dịch sẵn có mà chưa có sự thay đổi. Có lẽ vì chưa có một sự đầu tư thích đáng và một kế hoạch phát triển cụ thể, nên hoạt động tài trợ TMQT của Vpbank cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ là một dịch vụ mang lại nguồn thu cho ngân hàng chứ cũng chưa trở thành một thế mạnh hay một nét đặc trưng của Vpbank. Mặc dù một vài năm trở lại đây, ngân hàng cũng đã có sự quan tâm đến mảng dịch vụ này, tạo đà cho sự tăng trưởng rõ nét, tuy nhiên vẫn chưa vạch ra được các bước đi cụ thể và định hướng rõ ràng cho hoạt động tài trợ TMQT. Điều này sẽ tạo ra sự thua thiệt cho ngân hàng thị trường khi gặp phải sự cạnh tranh các ngân hàng trong và ngoài nước.
- Thứ năm, mạng lưới ngân hàng đại lý thời gian qua chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của ngân hàng:Cụ thể, ở một số nước, Vpbank vẫn chưa thiết lập được quan hệ với bất cứ một ngân hàng nào nên khi giao dịch phải chuyển qua ngân hàng thứ 3 gây mất thời gian, tốn phí.
Việc xác lập quan hệ đại lý, đối với lĩnh vực tài trợ TMQT, có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua mạng lưới đại lý của mình, Vpbank có thể lựa chọn ngân hàng thông báo L/C và yêu cầu xác nhận (confirm) L/C. Khi khách hàng có nhu cầu mở L/C ở một nước mà Vpbank có ngân hàng đại lý thì việc thông báo L/C sẽ được tiến hành nhanh và chính xác hơn. Các loại L/C đặc biệt đã phát sinh tại Vpbank chỉ gồm có L/C confirm, L/C chuyển nhượng... L/C chuyển nhượng phát sinh không thường xuyên, còn số lượng L/C confirm của ngân hàng cũng không nhiều. Việc phát sinh L/C xác nhận nhỏ lẻ lại ở nhiều ngân hàng khác nhau dẫn đến hạn mức tín dụng mà các ngân hàng nước ngoài cấp cho Vpbank không nhiều, hoặc năm trước cấp nhưng do không sử dụng hết hay quá ít nên năm sau bị cắt hết hạn mức. Việc này cũng gây khó khăn cho hoạt động tài trợ của ngân hàng khi có hạn mức thì không sử dụng được triệt để trong khi có nhu cầu thì lại không có hạn mức, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Thứ sáu, công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của tài trợ TMQT: Mặc dù trong thời gian qua, Vpbank có đầu tư đổi mới công nghệ và có những tiến bộ nhất định song so với trình độ công nghệ chung của hệ thống
NHTM Việt Nam cũng mới chỉ ở mức trung bình. Thông tin quản lý, theo dõi hoạt động tài trợ TMQT còn nghèo nàn. Sự thiếu thông tin về thị trường trong và ngoài nước, thông tin về bạn hàng, sản phẩm.... đã dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tài trợ TMQT.Hệ thống còn phát sinh nhiều lỗi, nhiều khâu xử lý vẫn thực hiện thủ công.
b. Nhóm nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất,môi trường pháp lý chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế: Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới nhưng hiện còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Chưa có các hướng dẫn chi tiết cụ thể đối với doanh nghiệp và ngân hàng khi có phát sinh tranh chấp.
- Thứ hai, kiến thức về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu chưa được phổ cập rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Trình độ của cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa cao, thiếu thông tin về khách hàng, chưa thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thương, chưa nắm vững về luật cũng như các thông lệ quốc tế, còn nhiều sơ hở khi ký kết hợp đồng thương mại, dễ dàng chấp nhận các phương thức thanh toán, chấp nhận bất lợi dẫn tới rủi ro trong thanh toán.. ..Nhiều thương vụ làm ăn với các đối tác nước ngoài không có sự thẩm định kỹ nên không mang lại hiệu quả kinh tế.
- Thứ ba, doanh nghiệp chưa tự chủ động bảo vệ mình trước các rủi ro: Các doanh nghiệp chưa thực sự tìm hiểu và bảo vệ mình trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với những lô hàng nhập mà bên bán không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm thì các doanh nghiệp chỉ mua bảo hiểm cho lô hàng khi có yêu cầu từ phía ngân hàng.Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp không có biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.Phần lớn các doanh nghiệp không biết đến việc các công cụ phái sinh để bảo vệ mình khỏi sự biến động bất lợi của tỷ giá. Chỉ khi các doanh nghiệp tự chủ trong việc bảo vệ mình khỏi tổn thất thì hiệu quả tài trợ TMQT mới có thể tăng cao được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở khoa học đã trình bày ở chương 1, chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động tài trợ TMQT của Vpbank trong giai đoạn 2012- 2016. Những nội dung chính được đề cập trong chương này bao gồm:
Thứ nhất, khái quát về quá trình hình thành, phát triển và tình hình kinh doanh của Vpbank.
Thứ hai, thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT của Vpbank trong giai đoạn 2012-2016.
Thứ ba, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT tại Vpbank.
Trên cơ sở, những nguyên nhân tìm được, chương 3 của khóa luận sẽ nghiên cứu và đề ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT đối với Vpbank.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBANK