7. Những đóng góp của luận văn
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính
“Năng lực tài chính của NHTM” là khả năng tài chính để ngân hàng thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Năng lực tài chính của ngân hàng không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh
Năng lực tài chính của một ngân hàng chính là việc dùng khả năng tài chính để tạo ra lợi nhuận ổn định và đạt cao hơn các đối thủ khác hoặc cao hơn mức bình quân của ngành, hoạt động an toàn và đạt được vị thế tốt hơn trên thương trường. Năng lực tài chính vững mạnh sẽ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh nói chung và các hoạt động tài trợ thương mại nói riêng. Năng lực tài chính được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như: Vốn chủ sỡ hữu lớn, Nhóm chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tài sản, khả năng sinh lời cao và ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản, chất lượng điều hành, chất lượng điều hành quản lý trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng.
Để có thể nâng cao năng lực tài chính của mình, Vpbank có thể tiến hành một số biện pháp như sau:
Thứ nhất: Tăng vốn chủ sở hữu: Ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp giúp tăng vốn chủ sở hữu bằng cách trích từ các quỹ và lợi nhuận để lại hoặc chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần. Trong giai đoạn kinh tế khó
khănVpbank nên lựa chọn thời điểm và tỷ lệ tăng vốn tự có một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
Thứ hai:Xử lý nợ xấu. Nợ xấu hiện là vấn đề nổi cộm trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nói chung. Tuy không nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, tuy nhiên Vpbank cũng cần có những biện pháp nhằm xử lý những món nợ xấu của ngân hàng như đánh giá lại các khoản nợ xấu, tiến hành bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho các công ty mua bán nợ, thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, sử dụng nguồn quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ...
Thứ ba: Tăng tính thanh khoản bằng cách đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng cường huy động vốn, sử dụng nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư: Tăng hiệu quả hoạt động bằng các biện pháp như: sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, phân luồng đánh giá khách hàng .
Thứ năm: Tăng chất lượng quản lý bằng cách hiện đại hóa các công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao các tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến, Phát huy các sản phẩm truyền thống đồng thời phải có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả bằng các sản phẩm dịch vụ từ công nghệ đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ, tạo sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ góp phần phân tán hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành.