7. Những đóng góp của luận văn
3.2.2. Tăng cường huy động nguồn ngoại tệ
Như kinh nghiệm tại các ngân hàng trên thế giới, đảm bảo được nguồn ngoại tệ thanh toán sẽ giúp cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển. Để đáp ứng nhu cầu này, cần đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ. Để chủ động được nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng trong điều kiện cung cầu ngoại tệ chưa ổn định, Vpbank cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại tệ, tạo mối quan hệ với các ngân hàng đối tác để khi có nhu cầu cấp bách về nguồn vốn thanh toán thì có thể mua được từ những ngân hàng này. Đẩy mạnh thu hút vốn ngoại tệ thông qua các kênh như kiều hối, đại lý thu đổi ngoại tệ.
Một nguồn ngoại tệ có tính ổn định và chủ động có thể khai thác là từ hoạt động chiết khấu chứng từ xuất khẩu. Khi chiết khấu chứng từ ngân hàng thường cấp vốn cho khách hàng bằng VND nhưng nguồn tiền thu về lại bằng đồng ngoại
tệ. Đây là nguồn cung ngoại tệ tốt, bổ sung cho hoạt động thanh toán chứng từ nhập khẩu của ngân hàng. Trong thời gian tới có thể xem xét áp dụng nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi (mua đứt bộ chứng từ) đối với những bộ chứng từ hoàn hảo và có ngân hàng phát hành là ngân hàng đáng tin cậy. Ngoài ra, ngân hàng có thể xem xét việc ưu đãi về lãi suất, phí.tạo điều kiện tín dụng tốt hơn đối với các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về cho ngân hàng. Hoặc yêu cầu các doanh nghiệp có giao dịch cả xuất khẩu và nhập khẩu với Vpbank cam kết sẽ bán lại nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu nếu muốn hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển gói sản phẩm chiết khấu chứng từ TTR xuất khẩu trả sau song song với chiết khấu chứng từ thuộc L/C xuất khẩu và nhờ thu xuất khẩu. Như vậy vừa có thể nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác ở Việt Nam vừa tăng tính chủ động về nguồn ngoại tệ thu từ nghiệp vụ chiết khấu chứng từ.
Xây dựng nguồn vốn ngoại tệ riêng phục vụ hoạt động thanh toán tài trợ thương mại. Hiện nay, tại Vpbank toàn bộ các giao dịch nguồn vốn, chuyển tiền quốc tế, tài trợ thương mại đều được lấy từ một nguồn chung. Do vậy, giao dịch thanh toán tài trợ thương mại đang bị phụ thuộc nhiều vào các giao dịch ở mảng khác. Nhiều trường hợp, do nguồn tiền không đủ vì phải cấp cho các hoạt động thanh toán khác mà một số món giao dịch tài trợ không thanh toán được cho nước ngoài. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của Vpbank cũng như gây thiệt hại không nhỏ về tài chính do phải chịu phí back date, phí phạt lãi trả chậm. Trong thời gian tới, khi giao dịch thanh toán tăng trưởng mạnh Vpbank nên xây dựng một nguồn vốn ngoại tệ riêng dành cho hoạt đông tài trợ thương mại, giúp giao dịch được chủ động và thông suốt.
Vpbank cần tích cực đẩy mạnh xin tài trợ vốn từ các ngân hàng lớn ở nước ngoài. Nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài được cấp qua nhiều hình thức: cho vay trực tiếp, cho vay thông qua việc tài trợ thanh toán L/C (L/C Upas, L/C refinancing, L/C xác nhận.). Xuất phát từ chính sách ưu đãi của các ngân hàng lớn dành cho ngân hàng nhỏ hơn, nguồn ngoại tệ này tương đối lớn, có lãi suất cạnh tranh và thời hạn khá dài. Nếu có thể tận dụng được nguồn vốn nói trên sẽ rất thuận lợi cho Vpbank, vì đi cùng với việc cấp vốn tài chính là sự giúp đỡ về nghiệp vụ, thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi. Để có thể thu hút được vốn của các ngân hàng đối tác, Vpbank cần nỗ lực chứng tỏ sự phát
triển, tính hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại, tăng cường nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ cung cấp....