Quan điểm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 64)

luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

Thứ nhất, bám sát và quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong việc hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật đất đai:

Trong đời sống xã hội, pháp luật là một trong nhiều phương thức thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua các quy định của pháp luật, các quan hệ xã hội được Nhà nước điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. Đối với nhà nước ta, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, với những bước đi vững chắc; coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của pháp luật. Đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và

pháp luật, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vai trò Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò của toàn xã hội, của hệ thống chính trị.

Pháp luật về đất đai cần được sửa đổi, bổ sung để khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay; đồng thời, pháp luật về đất đai phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và theo hướng phù hợp với tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giảm bớt các quy định về thủ tục không cần thiết, gắn với công cuộc cải cách hành chính. Đặc biệt là những quy định về công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải sửa đổi, bổ sung để khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay; đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về áp dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tránh kẽ hở, gây xung đột về lợi ích giữa các đối tượng điều chỉnh có liên quan, có đầy đủ các chế tài để xử lý và có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo khách quan, dân chủ và công khai. Bên cạnh đó, pháp luật khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp, đơn giản, cụ thể và dễ thực hiện; quy định cụ thể để có điểm dừng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh tránh tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp. Cần đa dạng hoá các hình thức tiếp nhận tố cáo cho phù hợp với tình hình thực tiễn công tác giải quyết tố cáo và sự phát triển của khoa học công nghệ và cần có quy định chặt chẽ về việc tố cáo qua điện thoại, qua mạng và thủ tục xử lý đối với loại tố cáo này.

Thứ hai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền công dân:

Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; bảo đảm quyền

con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; cải cách thủ tục hành chính về đất đai vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất vừa bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, giảm các khiếu kiện về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 64)