công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân
Ý thức pháp luật và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau, nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Pháp luật là sự biểu biện của ý thức pháp luật, được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định và là cơ sở để củng cố, phát triển, nâng cao ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội, thể hiện qua sự nhận thức và thái độ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật; là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật.
Trình độ văn hóa của các chủ thể là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và việc thực hiện pháp luật đạt kết quả tốt. Đối với người có trình độ văn hóa thấp, điều đó sẽ ngược lại, thật khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật.
Đối với ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong quan hệ pháp luật đất đai cao hay thấp phụ thuộc
trang bị cho mỗi cá nhân một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật.
Thực tiễn trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đòi hỏi việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai không những phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà hoạt động thực hiện pháp luật đó cũng phải đạt được trình độ với chất lượng cao. Quốc hội phải thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra và các cơ quan khác có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, đồng thời tạo các điều kiện cần thiết để người dân có thể tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và thực hiện pháp luật một cách thuận lợi. Các cơ quan chức năng, các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể, xã hội cần có sự phối hợp tốt trong việc thực hiện pháp luật, cần phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hiện tượng tiêu cực, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Bản thân mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải luôn luôn gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, pháp luật, có thái độ hòa nhã, tôn trọng trong quá trình hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật.