Yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 35)

Yếu tố điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên và môi trường… có tác động rất lớn và trực tiếp đến quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện pháp luật và ngược lại. Việc xây dựng và thực hiện pháp luật giữa các khu vực, địa phương, vùng miền (miền núi và đồng bằng, đô thị và nông thôn…) sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, do đó cũng có những tác động khác nhau trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định. Do vậy, trong mối quan hệ giữa các điều kiện kinh tế - xã hội với pháp luật thì pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển phải dựa trên nền tảng của kinh tế - xã hội và phản ánh trình độ phát triển của kinh tế - xã hội.

Yếu tố kinh tế giữ vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Do vậy, một nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững, ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi, quan trọng bậc nhất, tác động tích cực tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa là nếu nền kinh tế chậm phát triển, thiếu tính năng động và hiệu quả, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn sẽ là những trở lực không nhỏ, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vai trò của đất đai đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước là vô cùng quan trọng; đất đai có ý nghĩa sống còn trong kinh tế nông nghiệp, trong việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân về sử dụng đất, đặc biệt quyền sử dụng đất còn là hàng hóa đặc biệt trong thị trường bất động sản. Như thế quan hệ xã hội về đất đai hiện thời và muôn đời là hiện thực khách quan mà Nhà nước và pháp luật phải phản ánh và bảo đảm. Thiếu những điều

kiện này, không đảm bảo những điều kiện này thì công tác quản lý về đất đai, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ không có hiệu quả.

Pháp luật và thực hiện pháp luật là đòn bẩy, là hành lang pháp lý tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật cần phải luôn phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nếu phản ánh không đúng thì sẽ có tác động tiêu cực, có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như không bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Do đó, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng phải luôn gắn giữa lý luận với thực tiễn và xem xét đầy đủ mọi khía cạnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp, bảo đảm tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)