Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 34)

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Pháp luật là sự cụ thể hóa ý chí của giai cấp thống trị (giai cấp cầm quyền) trong xã hội, là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị. Đường lối, chính sách của giai cấp thống trị giữ vai trò chỉ đạo đối với pháp luật. Với ý nghĩa đó, pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nói riêng với những thuộc tính vốn có của mình đã trở thành một công cụ quản lý không thể thay thế được của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, hình thức và hoạt động thực hiện pháp luật đất đai, pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là sự hiện thực hóa vào thực tiễn ý chí của Nhà nước. Điều này xét về bản chất chính là ý chí của nhân dân lao động trong bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

Ở nhà nước ta, ý chí đó biểu hiện tập trung trong đường lối, chủ trương của Đảng. Đảng cầm quyền lãnh đạo đối với bộ máy nhà nước, theo đó mọi

phương hướng xây dựng, nội dung, việc tổ chức thực hiện pháp luật, được Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa bằng những quy phạm pháp luật và được bảo đảm thực hiện (Ví dụ quan điểm của nhà nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không như một số nước quan điểm đất đai thuộc sở hữu tư nhân…). Do đó, việc xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật phải luôn thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối, chủ trương của Đảng để pháp luật luôn là phương tiện phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Để hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nói riêng luôn đạt hiệu quả, thì không thể không nói đến những điều kiện chính trị nhất định. Nếu tình hình chính trị trong nước ổn định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác quản lý và sử dụng đất đai, xác định quyền sử dụng đất là quyền của công dân thì Đảng và Nhà nước sẽ lãnh đạo, chỉ đạo và có những quy định pháp luật phù hợp, hoàn thiện. Nếu tình hình chính trị trong nước thiếu ổn định; đường lối, quan điểm của Đảng về chính sách đất đai thiếu nhất quán, thiếu minh bạch, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Hiện nay, các điều kiện chính trị trong xã hội ta như bình đẳng của những người lao động về mọi mặt; hệ thống chính trị, xã hội ngày càng được củng cố và phát triển, nhất là sự khẳng định tính nhất quán xuyên suốt về chính sách đất đai trong chiến lược xây dựng và phát triển Đất nước của Đảng đã được thể chế hóa vào Hiến pháp và pháp luật là những nhân tố luôn hậu thuẫn tích cực, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động thực hiện pháp luật, trong đó có công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước ở địa

phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 34)