Nội dung của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 28)

khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

1.2.1. Nội dung của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnhvực đất đai vực đất đai

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh nguyên tắc, thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm do các quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước.

Pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Hệ thống pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai bao gồm các chế định cơ bản như: Những quy định chung về nguyên tắc, quan niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; những quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải

quyết; những quy định về các giải pháp đảm bảo giải quyết khiếu nại, tố cáo; những quy định về việc thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo trong lĩnh vực đất đai… Các chế định này không những chỉ được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành, mà còn được quy định trong hệ thống pháp luật đất đai (Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013…).

1.2.1.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Chủ thể quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai quy định về địa vị pháp lý của công dân, cơ quan, tổ chức trong quan hệ với cơ quan công quyền hoặc với cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Các chủ thể tham gia vào giải quyết khiếu nại gồm: người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Đối tượng của quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là những vi phạm trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước về đất đai, thể hiện là tính trái pháp luật của các quyết định hành chính hoặc các hành vi quản lý, sử dụng đất đai.

Quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của công dân và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho quá trình giải quyết đạt hiệu quả.

Các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Xác định đúng thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong giải quyết khiếu nại là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, có xác định đúng thẩm quyền mới có thể giải quyết tận gốc bức xúc, khiếu kiện của công dân.

Thủ tục giải quyết khiếu nại bao gồm các quy định về nội dung công việc và trình tự thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ, việc. Trong quá trình giải quyết cần đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ nội dung công

việc và trình tự đã quy định, được áp dụng thống nhất cho các vụ việc khiếu nại.

Các quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại, giám sát thi hành pháp luật khiếu nại nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật khiếu nại được thực hiện một cách thống nhất, nghiêm chỉnh.

1.2.1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai

Nội dung các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai gồm các quy định giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực đất đai; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Chủ thể thực hiện hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố cáo gồm: người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo.

Đối tượng của quyền tố cáo trong lĩnh vực đất đai là những vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ về đất đai và những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Quy định về quyền, nghĩa vụ các chủ thể tham gia vào giải quyết tố cáo nhằm bảo đảm quyền tố cáo của công dân, bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho quá trình giải quyết đạt hiệu quả.

Các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tố cáo, các cơ quan quản lý công tác giải quyết tố cáo về đất đai và trách nhiệm phối hợp các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo. Xác định đúng thẩm quyền, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ

quan, tổ chức trong giải quyết tố cáo nhằm đảm bảo giải quyết tố cáo chính xác, khách quan, đúng quy định.

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bao gồm các quy định về trình tự, hình thức, thời hạn và nội dung các công việc từ tiếp nhận, xử lý thông tin và xác minh nội dung tố cáo đến việc hoàn tất hồ sơ, công bố kết luận nội dung tố cáo, xử lý nội dung tố cáo.

Các quy định về việc bảo vệ người tố cáo, gồm các đối tượng được bảo vệ, các hình thức bảo vệ và quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ bởi những hành vi bị tố cáo nói chung và tố cáo về đất đai nói riêng là những hành vi thường nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của người tố cáo và của toàn xã hội. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo phải chịu trách nhiệm về những thông tin tố cáo, thậm chí là trách nhiệm hình sự, vì vậy trong pháp luật về giải quyết tố cáo có những quy định về bảo vệ người tố cáo nhằm khuyến khích và bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 28)