lĩnh vực đấ đai tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Cư Kuin tại các Báo cáo tổng kết công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện từ năm 2012 đến năm 2016:
- Tổng số toàn huyện đã tiếp 692 lượt công dân, với 632 vụ việc (Năm 2012: 137 lượt/128 vụ; năm 2013: 97 lượt/87 vụ; năm 2014: 134 lượt/134 vụ;
- Tổng số toàn huyện đã tiếp nhận 1.668 đơn, với 1.289 vụ việc (Năm 2012: 241 đơn/172 vụ; năm 2013: 291 đơn/245 vụ; năm 2014: 480 đơn/234
vụ; năm 2015: 324 đơn/317 vụ; năm 2016: 332 đơn/321 vụ) [28, tr. 1, 2], [29, tr. 4, 5, 6], [30, tr. 11, 12, 13], [31, tr. 9, 10, 11], [32, tr. 10,11, 12].
Đơn thư có nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai có xu hướng ngày càng tăng và chiếm trên 70% tổng số các vụ việc. Nội dung đơn của công dân thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu như:
- Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khiếu nại liên quan đến việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại việc xử
phạt vi phạm hành chính.
- Đòi lại đất cũ, đòi lại đất trước đây hợp đồng có thời hạn với các nông trường quốc doanh (Công ty TNHH MTV Cà phê).
- Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân do trước đây có thỏa thuận cho mượn đất.
- Tố cáo cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu, áp dụng sai quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục về đất đai, nhất là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã đạt được một số kết quả:
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt:
- Dưới sự lãnh đạo của Thường trực Huyện ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân, UBND huyện đã chỉ đạo Thủ trưởng các phòng, ban, ngành và Chủ
tịch UBND các xã trên địa bàn huyện triển khai thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã quan tâm, tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm khiếu kiện của công dân; các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo phục vụ các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh, của huyện và của xã. Bên cạnh đó, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò vận động, thuyết phục nên tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện hiện nay đã giảm nhiều, nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm, tạo được sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 18/02/2016, Huyện ủy Cư Kuin ban hành Công văn số 74-CV/HU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. UBND huyện đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị “Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình, kế quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 1130 và Kế hoạck số 2100 của Thanh tra Chính phủ (Ngày 21/01/2015, UBND huyện Cư Kuin ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ).
- Từ khi Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành
trong toàn huyện tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đúng các quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; cập nhật những quy định mới, thay thế những quy định cũ; nghiên cứu các nội dung trong Luật Đất đai năm 2013 để làm cơ sở cho hoạt động quản lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, hiểu biết pháp luật nói chúng và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng của người dân.
- UBND huyện đã kiện toàn, củng cố Ban Tiếp công dân của huyện theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Ban Tiếp công dân của huyện với các ngành, các đơn vị, hạn chế tình trạng chuyển đơn thư vòng vo hoặc sai sót trong quá trình xử lý đơn thư của công dân. Bố trí Trụ sở tiếp công dân riêng, trang bị các điều kiện cần thiết tại Trụ sở tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự trang nghiêm, tôn trọng người dân, bố trí cán bộ tiếp công dân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, có thái độ tôn trọng và phục vụ nhân dân, có kỹ năng giao tiếp và đối thoại với công dân… Đã ban hành Quy chế phối hợp tiếp công dân, lịch tiếp công dân và nội quy tiếp công dân, thành lập Ban tiếp công dân, bổ nhiệm Trưởng ban tiếp công dân theo quy định. Chất lượng công tác tiếp công dân đã từng bước được nâng lên, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được tiếp nhận, giải thích, hướng dẫn và xử lý cơ bản đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền các cấp trong huyện ngày càng tập trung và quyết liệt hơn trước, đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; quan tâm rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, đã
góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới. Các cấp, các ngành trong huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tỷ lệ số vụ việc thuộc thẩm quyền được giải quyết đạt tỷ lệ cao. Một số địa phương đã có nhiều cố gắng, giải quyết được khối lượng lớn vụ việc mới phát sinh và nhiều vụ khiếu kiện đông người, phức tạp.
Hai là, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo kịp thời và đúng quy định:
Theo Báo cáo số 215/BC-UBND ngày 08/12/2016 của UBND huyện Cư Kuin: Trong tổng số 321 vụ đã tiếp nhận thì có 274 vụ đủ điều kiện thụ lý, xem xét giải quyết. Kết quả các cấp, các ngành đã giải quyết xong 253/274 vụ đạt 92,3%, đang giải quyết 21/274 vụ chiếm 7,7% [32, tr. 3, 4]. Các vụ việc sau khi tiếp nhận đã được các cấp, các ngành xem xét, giải quyết kịp thời và đúng quy định của pháp luật, đạt tỷ lệ tương đối cao.
Ba là, phát huy tốt vai trò giám sát của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cơ bản có huy hiệu quả, phát huy vai trò tập hợp sức mạnh
đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cơ bản đã phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Ban Thanh tra nhân dân đã phát huy và thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Bốn là, quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức pháp luật:
- UBND huyện đã tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo theo Kế hoạch số 673/KH-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện Đề án “Tiếp tục, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã phường, thị trấn giai
đoạn 2013-2016”. UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 17/6/2010 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Ngày pháp luật” trong cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, nhằm tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến quyền, nghĩa vụ của công dân; văn bản pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và văn bản pháp luật về đất đai.
- Toàn huyện đã tổ chức được 63 Hội nghị, lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và pháp luật về đất đai, với 9.711 người tham dự. UBND huyện đã quan tâm đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả UBND huyện đã cử 20 cán bộ, công chức tham gia các Lớp tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh Đắk Lắk tổ chức và các Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra do Trường Cán bộ Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ tổ chức.
2.2.2.2. Một số hạn chế
Một là: Công tác tiếp công dân tại một số cơ quan, đơn vị không đảm bảo theo quy định, hiệu quả chưa cao, nặng tính hình thức; một số nơi địa điểm tiếp công dân, một số xã chưa được đầu tư, trang bị các điều kiện vật chất phục vụ tốt cho công tác tiếp công dân; việc phản ánh, ghi chép nội dung tiếp công dân chưa đầy đủ, chưa kịp thời rà soát, đôn đốc, theo dõi các vụ việc đơn thư trên địa bàn để báo cáo người có thẩm quyền chỉ đạo xử lý theo quy định. Chất lượng tiếp công dân và công tác phân loại, xử lý đơn thư vẫn
còn nhiều hạn chế; tình trạng chuyển đơn thư “lòng vòng” vẫn còn xảy ra nhiều, gây bức xúc cho công dân. Một số cán bộ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, còn hạn chế về năng lực, kỹ năng giao tiếp, đối thoại với công dân còn yếu kém, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong quá trình tiếp công dân và xử lý đơn thư; bên cạnh đó thường xuyên có sự biến động về công tác tổ chức đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hai là: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, bất cập từ việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thực hiện quyết định giải quyết. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo có vụ việc giải quyết chậm, công dân không đồng tình tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên. Khi phát hiện sai sót thì chưa mạnh dạn nhận khuyết điểm và sửa sai. Một số địa phương thực hiện chưa tốt việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài; việc kiểm tra, rà soát ban đầu nhanh nhưng việc ra văn bản giải quyết còn chậm, lúng túng; chưa quan tâm vận dụng chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại theo hướng có lợi cho người khiếu nại. Tính phán quyết không cao dẫn đến người có liên quan, nhất là người bị khiếu nại, người bị tố cáo - nhiều trường hợp không phục và không chấp hành, không thi hành quyết định, kết luận đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định, kết luận bị sửa đi sửa lại nhiều lần do không đảm bảo về mọi phương diện, tính khách quan… Trên thực tế, người có thẩm quyền giao cho cán bộ của mình xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo rồi báo cáo và tham mưu quyết định, kết luận; vì vậy, người có thẩm quyền quyết định thì không trực tiếp xác minh mà chỉ căn cứ vào bản báo cáo nên có thể hiểu đúng sẽ đưa ra quyết định, kết luận giải quyết có thể đúng hoặc hiểu sai vấn đề sẽ kết luận, quyết định giải quyết sai; trong số đó không ít trường hợp mặc dù cùng hiểu bản chất vụ việc nhưng do quan điểm khác nhau dẫn đến người xác minh và người có thẩm
quyền giải quyết đưa ra kết luận trái ngược nhau.
Ba là: Tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp vẫn còn diễn ra với chiều hướng ngày càng phức tạp, nhất là khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai; việc triển khai các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật chưa nghiêm túc, còn để dây dưa, kéo dài. Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo xử lý, giải quyết chưa dứt điểm, còn để kéo dài, chưa đúng quy trình, quy định hoặc giải quyết thiếu tính thuyết phục, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, chưa đảm bảo “thấu tình, đạt lý”.
Bốn là: Một số nơi người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa nêu cao hết trách nhiệm trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chưa thường xuyên đối thoại, gặp gỡ công dân, né tránh, đùn đẩy lên cấp trên, khoán trắng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ tiếp công dân. Một số địa phương chưa thật sự tích cực rà soát, tìm biện pháp giải quyết cho phù hợp, một số vụ việc cơ sở chưa giải quyết hết thẩm quyền, không phải phức tạp nhưng vẫn kiến nghị, đề xuất cơ quan cấp trên rà soát, giải quyết.
Năm là: Nhận thức của người dân về chính sách, quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo, về đất đai còn có phần hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên có những yêu cầu, đòi hỏi không đúng hoặc vượt quá quy định pháp luật; một số người chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, nặng về đòi hỏi quyền lợi cá nhân. Có những vụ việc đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, cơ bản là đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người khiếu nại vẫn