Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 88)

tố cáo trong lĩnh vực đất đai tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này cần cụ thể hóa theo những nội dung sau đây:

Một là: Các cấpủy Đảng cần lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó trọng tâm là Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ban

Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, định hướng và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo để cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm túc.

Hai là: Cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đất đai, về hòa giải ở cơ sở, về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ba là: Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, lấy hiệu quả của công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác. Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể, Đội công tác phát động quần chúng huyện và cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho các đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thường xuyên xuống các cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, nắm bắt tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, nhất là nguyên nhân và diễn biến các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, qua đó tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy có kế hoạch, biện pháp xử lý, thành lập các tổ công tác để xử lý kịp thời ngay từ cơ sở, đảm bảo đúng quy định.

Thứ tư: Lãnh đạo khắc phục những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo bằng cách quan tâm lãnh đạo việc quản lý, quy hoạch đất đai, đặc biệt là

công tác thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn khi thực hiện các dự theo kế hoạch của địa phương; lãnh đạo chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền tại địa phương, khắc phục những yếu kém, sai phạm, tiêu cực, tham nhũng để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Ban Thường vụ, Bí thư Đảng ủy các cấp phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tìm ra nguyên nhân để có các chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo.

Thứ năm: Lãnh đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức đảng và đảng viên, coi kết quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động và xếp loại thi đua của mỗi cấp uỷ đơn vị và mỗi cán bộ đảng viên. Đảng ủy các cấp cần quan tâm bố trí cán bộ là đảng viên ưu tú, có phẩm chất chính trị vững vàng, tận tụy và chuyên môn phù hợp để làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.2.2.2. Tăng cường sự giám sát của Nhà nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân

Một là: Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các Đại biểu quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải dành thời gian thích đáng, đầu tư nhiều công sức trí tuệ hơn nữa cho công tác giám sát đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Hoàn thiện quy chế để tăng cường, nâng cao hiệu qủa giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế giám sát của các thiết chế chính trị xã hội khác, giám sát của các cơ quan báo chí, của các tổ chức xã hội, của nhân dân.

Hai là: Giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp thể hiện qua việc xem xét báo cáo của UBND về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật nếu có. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp kiểm tra, xem xét tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật nếu có; đề nghị cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo; đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; các báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đôn đốc việc giải quyết... Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở đây mang tính chất theo dõi, kiểm tra về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò như là phương thức đảm bảo pháp chế đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như qua đó là cách thức để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân nên đưa nội dung giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vào chương trình, kế hoạch công tác hàng quý, năm.

Ba là: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện: tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận đơn và chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết; kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Cấp ủy, chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để vận động, thuyết phục được hội viên, đoàn viên của tổ chức mình chấp hành các quyết định của pháp luật và thực hiện các quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp có thẩm quyền.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chủ trì, phối hợp với UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể liên quan, các tổ chức thành viên của mặt trận triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam ngày 09/6/2015; Thông tri số 02/TTr-MTTW-BTT ngày 12/02/2015 của Ủy ban Trung ương Mặt trật Tổ quốc Việt Nam quy định và hướng dẫn việc tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Ủy ban Mặt trật Tổ quốc Việt Nam các cấp; Chương trình phối hợp công tác số 01/CTPH-TTCP-BTTUBTWMTTQVN ngày 25/11/2014 giữa Thanh tra Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy vai trò tập hợp sức mạnh đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Bốn là: Tổ chức thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân tại cấp xã, phường, thực hiện hoạt động giám sát với phương thức: tiếp nhận đơn thư; chuyển đơn; kiến nghị việc giải quyết đơn thư với thủ trưởng cơ quan, đơn vị; phát hiện vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tăng cường giám sát của các tổ chức Đoàn thể này thể hiện tính dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là phương thức quan trọng để nhân dân - người chủ đích thực của quyền lực nhà nước tham gia quản lý nhà nước và kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

3.2.2.3. Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của người đứng đầu, của các cơ quan tham mưu và phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Một là: UBND huyện chỉ đạo Thủ trưởng các phòng, ban và Chủ tịch UBND các xã có biện pháp khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương trong thời gian qua. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và pháp luật về đất đai. Tăng cường chỉ đạo tập trung rà soát, giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, các vụ việc đông người, tồn đọng và kéo dài.

Hai là: Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp, Thủ trưởng các đơn vị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thường xuyên nắm tình hình và kiểm soát chặt chẽ tình hình khiếu nại, tố cáo ở địa phương ngay từ cơ sở. Coi kết quả và chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý là một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của thủ trưởng cơ quan hành chính. Tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị, các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tại trụ sở các cơ quan hay trên cổng thông tin điện tử, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm như: quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tài chính…

Ba là: Phát huy vai trò của Chủ tịch UBND các cấp trong công tác tiếp công dân, đối thoại với công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ngay tại địa phương nơi xảy ra vụ việc. Chú trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, giải quyết kịp thời những kiến nghị ban đầu của người dân tránh tình trạng giải quyết kéo dài, không đúng trọng tâm, trọng điểm dẫn đến người dân bức xúc và chuyển từ nội dung đơn kiến nghị sang khiếu nại, tố cáo và thậm chí là vượt cấp, phát sinh thành điểm nóng. Chủ động đối thoại, vận động, giải thích các quy định của pháp luật để người dân hiểu và chấp hành. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại công khai với người khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình, đạt lý. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để cố ý vi

phạm pháp luật.

Bốn là: Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phối hợp, tham mưu UBND huyện thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật về đất đai.

Thứ nhất: Thanh tra huyện có trách nhiệm là cơ quan tham mưu đắc lực cho UBND huyện trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm tháo gỡ những vụ việc phức tạp, hạn chế mức độ thấp nhất đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền; giải quyết phải khách quan, theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình tiếp công dân, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo phải kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra, kiểm tra với xử lý về kinh tế, tài chính và xử lý cán bộ có sai phạm; kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị, đề nghị hợp pháp của công dân; kiến nghị UBND cùng cấp hoặc cấp trên xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện được, kể cả những vi phạm dẫn đến khiếu kiện của công dân.

Thứ hai: Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Công an, Viện kiểm sát và Thanh tra, bám sát địa bàn khiếu kiện, chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường đối thoại với công dân nhằm nắm bắt đúng và đầy đủ nguyện vọng của nhân dân, ngăn chặn những hành vi quá khích gây mất ổn định trật tự xã hội. Cơ quan Thanh tra phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ…, đây chính là nguồn thông tin quý giá để lắng nghe ý kiến phản ánh, phát hiện sai phạm hay những bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách pháp luật.

Thứ ba: Tăng cường tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn các cán bộ, công chức trong ngành không chỉ nghiệp vụ về thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo mà còn về công khai, minh bạch tài sản và nội dung phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, Thanh tra huyện còn phải thường xuyên đổi mới công tác tiếp công dân, cải tiến quy trình giải quyết đơn thư phù hợp với đặc thù của địa phương, tích cực giải quyết khiếu nại đến cùng, giảm bớt tình trạng tiếp khiếu và hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đến các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trực thuộc UBND huyện; hướng dẫn nghiệp vụ và tuyên truyền pháp luật đến cán bộ, công chức cấp dưới; lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với công dân vào ngay trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư: Để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài của khoảng 500 hộ dân, hộ nhận khoán đối với các Công ty TNHH MTV Cà phê (như đã trình bày ở phần mở đầu và chương 2 của luận văn), đồng thời để giải quyết tốt các vấn đề bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai hiện nay tại các Công ty TNHH MTV Cà phê, Nông trường cao su đóng chân trên địa bàn huyện, Thanh tra huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tham mưu UBND huyện báo cáo đề nghị Bộ Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 88)