Yếu tố phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 39)

Tập quán là một loại quy phạm xã hội mang tính đạo đức, là phương thức xử sự và hành động được hình thành và tồn tại trong một cộng đồng dân

cư nhất định, biện pháp bảo đảm thực hiện chủ yếu là sức mạnh của dư luận xã hội. Tập quán luôn có sự tác động nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật, nhưng đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nước thì sẽ được nhà nước đảm bảo và thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật, còn những phong tục tập quán nào trái với ý chí nhà nước sẽ bị hạn chế hoặc bài trừ. Có thể thấy, sự ảnh hưởng của tập quán đến việc thực hiện pháp luật như là một hiện tượng mang tính quy luật. Do đó, để phát huy vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xét đến mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán, để từ đó phát huy những tập quán tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời có biện pháp loại bỏ dần những tập quán lạc hậu, phản khoa học.

Đối với công tác thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, phong tục tập quán cũng là yếu tố đóng vai trò tác động rất lớn. Chẳng hạn như, do thói quen của người dân thường chọn con đường khiếu nại hành chính, gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan hành chính hơn là việc khởi kiện ra Tòa án, vì cứ cho rằng ra Tòa án phải chịu án phí, các thủ tục chặt chẽ và qua các cấp của Tòa án xét xử nếu có kháng cáo, kháng nghị. …, từ đó dẫn đến tình trạng đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai luôn chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, đất đai không chỉ là tài sản mà còn là yếu tố mang tính tâm linh nên việc thỏa hiệp giữa các bên trong tranh chấp đất đai thường rất khó khăn, dẫn đến các vụ việc kéo dài…

Chương 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 39)