2.2.3 .Phân công, phốihợp thực hiện Chính sách thuhút FDI
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, công tác tuyên
truyền, vận động
Công tác kiểm tra, giám sát cần tiến hành toàn diện và thường xuyên. Trong công tác kiểm tra cần phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong từng khâu công việc, theođúng chức năng, nhiệm vụ và quy định của phápluật.
Việc đánh giá tình hình thực hiện, tiến độ và hiệu quả của Chính sách đến nay vẫn còn là một vấn đề phức tạp, cần được các cấp, các ngành quan tâm xem xét để có giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, việc thực hiện Chính sách thu hút FDI liên quan đến rất nhiều khâu, nhiều lĩnh vực đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Do vậy, việc phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của xã hội là điều cần thiết.Công tác tuyên truyền, vận động phải thực sự đa dạng, phong phú và phù hợp với từng loại hình, đối tượng.
Các Sở, Ngành, UBND cấp huyện thường xuyên tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo điều hành trong việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư FDI. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài
phát thanh truyền hình cấp tỉnh, huyện, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử…; gửi các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan để tự nghiên cứu và xây dựng chương trình tham gia thực hiện chính sách; mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt, nghiên cứu các nội dung chính sách, bàn các giải pháp và phân công thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách). Thực tế cho thấy, những người dân nông thôn thường ít có thời gian, điều kiện để tiếp xúc với phương tiện truyền thông đại chúng, tọa đàm; vì vậy việc tuyên truyền, vận động tốt nhất là thông qua các tổ dân phố tại các khu dân cư.