Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách thuhút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 72)

2.2.3 .Phân công, phốihợp thực hiện Chính sách thuhút FDI

2.2.4. Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách thuhút FDI

Việc tổ chức thực hiện các nội dung chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.

* Việc thực hiện chính sách đảm bảo đầu tư:

Chính sách đảm bảo đầu tư được triển khai thực hiện ở Vĩnh Phúc đã đảm bảo đúng quy định của Luật đầu tư năm 2014. Cụ thể:

+) Đối với chính sách bảo đảm quyền sở hữu tài sản trong đầu tư kinh doanh:

- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+) Đối với chính sách về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh:

- Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

+ Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

+ Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

+ Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

+ Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

+ Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

+ Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

+) Đối với chính sách bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản như: Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thì việc thực hiện nghiêm túc những chính sách, quy định về đảm bảo an toàn đầu tư trên là rất quan trọng. Nó giúp ích cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

* Việc thực hiện các chính sách ưu đãi tài chính

Các chính sách ưu đãi tài chính đối với nhà đầu tư nước ngoài được triển khai thực hiện tại Vĩnh Phúc bao gồm các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nhìn chung việc triển khai thực hiện các chính sách này đã góp phần thu hút thêm nhiều nhà đầu tư FDI. Nội dung thực hiện cụ thể của các chính sách này bao gồm:

+) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 02 năm và giảm 50% không quá 04 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống. Từ ngày 01/01/2016, thu nhập của doanh nghiệp quy định tại khoản này được áp dụng thuế suất 17%; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm và giảm 50% không quá 9 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Thu nhập doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường; Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;

+) Đối với Thuế xuất nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập.

+) Đối với việc chuyển lỗ

Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 05 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

+) Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại mục A Phụ lục I Nghị định 118/2015/NĐ-CP; Các dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.

Giảm 50% tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại mục B Phụ lục I Nghị định 118/2015/NĐ-CP hoặc đầu tư tại các Khu công nghiệp hoặc Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên. [32]

*Việc thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai

Việc thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư FDI giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu từ đó khuyến khích, thu hút đầu tư FDI. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các quy định của trung ương, Vĩnh Phúc còn ban hành thêm một số chính sách ưu đãi về đất đai nhằm thu hút FDI. Cụ thể:

+) Ưu đãi về đất đai theo quy định của Trung ương

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động 03 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường; 07 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự

án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư; giảm 70% tiền sử dụng đất đối với các dự án ưu đãi đầu tư và giảm 50% tiền sử dụng đất đối với dự án khuyến khích đầu tư. [32]

+) Chính sách ưu đãi về đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, HĐND tỉnh quyết định phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Ngân sách tỉnh hỗ trợ giải phóng mặt bằng sạch đối với các dự án trọng điểm, mức hỗ trợ không quá 15% theo phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đối với trường hợp phải cưỡng chế theo quyết định thu hồi đất và bảo vệ thi công. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa: Giáo dục, y tế, văn hóa Ngân sách nhà nước hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng và áp dụng như các dự án đầu tư trong nước (sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ). [13]

* Về thực hiện các chính sách lao động

Lao động hay nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định thành công của doanh nghiệp. Nếu lao động được đào tạo bài bản, có trình độ tay nghề trước khi được tuyển dụng sẽ giúp nhà đầu tư bớt đi chi phí đào tạo cũng như chất lượng công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó với đầu tư FDI như hiện nay giữa các tỉnh, tình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề của các doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, để thu hút FDI tỉnh Vĩnh Phúc xác định cần phải hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho người lao động. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của Hội đồng Nhân dân tỉnh và Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Uỷ

nhân Dân dân tỉnh về một số cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể:

Hỗ trợ các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức phân luồng học nghề và giải quyết việc làm: 5 triệu đồng/trường/năm. Điều này giúp tăng cường đội ngũ lao động có tay nghề, giảm tình trạng thất nghiệp.

Hỗ trợ người học nghề: Chi phí học tập: 500.000đ/người/tháng; hỗ trợ tiền ăn: 30.000đ/người/ngày; hỗ trợ tiền mua giấy bút 30.000đ/người/khoá học.

* Về thực hiện chính sách môi trường đầu tư

Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020. Trong đó tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thu hút FDI như cải cách TTHC, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, đối mới xúc tiến đầu tư…

Về thủ tục hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc được công khai về quy trình, thành phần hồ sơ, mẫu biểu và được giám sát giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông qua phần mềm điện tử http://motcua.ipavinhphuc.vn và được giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông”. Nhà đầu tư chỉ tiếp xúc với cơ quan đầu mối là Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Vinh Phuc) để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư với thời gian giảm từ 1/3 đến một nửa so quy định chung của Việt Nam.

* Về hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư

Ngay từ khi tái lập, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là chìa khóa quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển. Từ đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút đầu tư. Tỉnh đặc biệt chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, môi trường

kinh doanh, trong đó coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ bằng giải pháp quan tâm và giải quyết ngay các khó khăn cho doanh nghiệp đang đầu tư tại tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là việc thành lập cơ quan chuyên trách (IPA) nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; xây dựng Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); ban hành các giải pháp cụ thể, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án lớn, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về thu hút đầu tư và quan tâm đầu tư hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp...

Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên phối hợp cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tiếp nhận phản ánh kiến nghị, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bằng việc thiết lập, duy trì hoạt động Cổng thông tin đối thoại Doanh nghiệp – Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc (Kể từ khi nhận được câu hỏi, kiến nghị phản ánh của doanh nghiệp các cơ quan của tỉnh có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp sau thời gian không quá 05 ngày làm việc). Đặc biệt, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp vào chiều thứ 6 hàng tuần để lắng nghe phản ánh, tâm tư nguyện vọng để kịp thời điều chỉnh chính sách cũng như tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Điều này đã được các doanh nghiệp đánh giá cao.

* Về thực hiện chính sách quy hoạch và phát triển hạ tầng

+) Về quy hoạch: Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí lập hồ sơ, thủ tục giới thiệu địa điểm, quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh.

+) Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghiệp sử dụng nguồn từ ngân sách Nhà nước.

- Hỗ trợ giá thuê hạ tầng đối với các Nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các Khu công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.

- Về hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ tập trung quy mô lớn (Dự án) trên địa bàn tỉnh: Hàng năm, căn cứ vào các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ tập trung quy mô lớn trên địa bàn tỉnh nằm trong danh mục và quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, HĐND tỉnh bố trí ngân sách đầu tư xây dựng đường giao thông đến chân hàng rào, đáp ứng tối thiểu đảm bảo việc kết nối giao thông thuận lợi cho các Dự án. Trường hợp đặc biệt, cần thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng đường giao thông đáp ứng yêu cầu tiến độ triển khai dự án đầu tư, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh lập dự án đầu tư xây dựng và lựa chọn các hình thức đầu tư xây dựng phù hợp để sớm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng phục vụ cho hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ tập trung và hoạt động dân sinh khác (nếu có).

Bên cạnh đó, nhằm thu hút, khuyến khích Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, công nghệ cao, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy. Ngày 19/7/2012 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị Quyết số 56/2012/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó:

+) Hỗ trợ chi phí tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư, áp dụng cho dự án mới và dự án mở rộng (gọi chung là dự án), mức hỗ trợ cụ thể đối với mỗi dự án như sau: Dự án có tổng vốn đăng ký dưới 0,2 triệu USD hỗ trợ 20 triệu đồng;

Dự án có tổng vốn đăng ký từ 0,2 triệu USD đến dưới 0,5 triệu USD hỗ trợ 30 triệu đồng; Dự án có tổng vốn đăng ký từ 0,5 triệu USD đến dưới 01 triệu USD hỗ trợ 50 triệu đồng;Dự án có tổng vốn đăng ký từ 01 triệu USD đến dưới 05 triệu USD hỗ trợ 100 triệu đồng; Dự án có tổng vốn đăng ký từ 05 triệu USD trở lên hỗ trợ 200 triệu đồng.

+) Hỗ trợ chi phí bố cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm, tổng số hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng.

+) Hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí liên quan đến chi phí ban đầu của dự án.

Như vậy, với việc tổ chức triển khai đồng bộ các nội dung của chính sách thu hút FDI, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công trong việc thu hút các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)