Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 93)

2.2.3 .Phân công, phốihợp thực hiện Chính sách thuhút FDI

2.4. Nhận xét, đánh giá chungvề thực hiện chính sách thuhút FDI ở

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

Bảng 2.1. Hạn chế doanh nghiệp gặp khi đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc

Các khó khăn doanh nghiệp gặp trong quá trình đầu tư

Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp nước ngoài Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1.Thủ tục hành chính không thuận lợi, kéo dài 03 14,3 0 0

2. Khó khăn trong thủ tục thuê đất 05 23,8 0 0

3. Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi 01 4,8 0 0

4. Tuyển lao động khó 0 0 1 6,3

5. Lao động không có trình độ 2 9,5 5 31,3

6. Cơ sở hạ tầng kém 1 4,8 5 31,3

7. Giải phóng mặt bằng khó khăn 1 4,8 0 0

8. Tình trạng hay bị cắt điện và thiếu điện, nước 2 0 3 18,7

9. Chi phí ngoài lớn 5 0 0 0

10. Không nhận được sự quan tâm của chính quyền 1 0 1 6,3

11. Thiếu nguyên vật liệu cung ứng tại tỉnh 0 0 1 6,3

Tổng 21 100 16 100

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp của tác giả tháng , năm

Điều tra được thực hiện trên 16 doanh nghiệp nước ngoài và 21 doanh nghiệp trong nước là các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN Khai Quang, và KCN Bình Xuyên và được thành lập từ năm 2003 đến 31/5/2006. Điều tra được thực hiện bằng cách trực tiếp phát các phiếu điều tra đối với từng doanh nghiệp với các mẫu câu hỏi là các quy định được tóm lược từ các chính sách thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc tổ chức thực hiện các chính sách thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung đã được các cấp chính quyền và địa phương trong tỉnh quan tâm.Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện Chính sách thu hút FDI vẫn

còn tồn tại một số điểm hạn chế cần được chỉ ra rõ ràng để làm cơ sở cho việc hoàn thiện việc thực hiện chính sách trong tươi lai. Những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức thực hiện Chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đó là:

Thứ nhất, đối với công tác ban hành văn bản,lập kế hoạch thực hiện

Chính sách:

Việc lập kế hoạch thực hiện chính sách ở một số cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, việc xây dựng kế hoạch còn chậm, chưa chủ động.Xây dựng xong kế hoạch nhưng không tổ chức thực hiện, hoặc thực hiện cho có, thiếu tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách nên việc lập kế hoạch kém hiệu quả. Do vậy, trong quá trình thực hiện chính sách, chủ yếu chỉ tập trung ở một số sở ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến hỗ trợ đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên…

Trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện cho thấy vai trò của người dân trong việc lập kế hoạch chưa được coi trọng.Trong quá trình thực hiện người dân chưa được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến.Người dân chưa được tạo điều kiện để chủ động tham gia vào quá trình lựa chọn, ít được cung cấp thông tin, tham khảo ý kiến.

Bảng 2.2. Tỷ lệ người dân điều tra về việc tham gia ý kiến vào các chính sách ưu đãi tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên,

tỉnh Vĩnh Phúc Địa phương Trả lời Có biết Tỉ lệ (%) Không biết Tỉ lệ (%) Thành phố Vĩnh Yên 184 67 90 33 Huyện Bình Xuyên 172 62 107 38 Tổng 356 64 197 36

Điều tra online được thực hiện trên 553 người dân hiện đang cư trú tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên – hai địa phương có hai KCN lớn. Kết quả cho thấy có tới hơn 1/3 số người dân tham gia điều tra cho biết họ không được cung cấp thông tin cũng như tham khảo ý kiến về các chính sách ưu đãi đầu tư.

Thứ hai,công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, mục

đích, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách thu hút FDI ở nhiều nơi chưa tốt, chưa đi vào chiều sâu.Cách thức tuyên truyền chưa hợp lý; Tuyên truyền, phổ biến chính sách đến đối tượng chưa đầy đủ, kịp thời vì vậy người dân không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ dẫn tới không nhiệt tình hưởng ứng tham gia.

Kết quả cho thấy có đến 67/296 câu trả lời của các nhà đầu tư trong nước không biết về một trong các ưu đãi của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 34,1% tổng số câu trả lời, nếu so với tổng số 168 câu trả lời của riêng các nhà đầu tư trong nước tỉ lệ này còn cao hơn (khoảng 40%); trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có 10/296 câu trả lời không biết về một trong các chính sách ưu đãi của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ chiếm 3,4%.

Thứ ba, trong công tác phân công, phối hợp tổ chức thực hiện Chính

sách đã bôc lộ một số hạn chế như:

Công tác phối hợp giữa UBND tỉnh, các Sở, ban ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Nhiều nhiệm vụ còn chồng chéo giữa các đơn vị. Ví dụ: Như việc tổ chức Xúc tiến đầu tư UBND tỉnh giao cho cả Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Xúc tiến hỗ trợ đầu tư cùng làm; Hay việc tuyên truyền về chính sách, chủ trương của tỉnh thì giao cho cả Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ và Ban Xúc tiến hỗ trợ đầu tư do đó trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó tình trạng Văn bản hướng dẫn chậm ban hành, chưa sát thực tế.

Công tác phối hợp hướng dẫn thực hiện chính sách giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan liên quan chưa thường xuyên, liên tục nên việc triển khai thực hiện chính sách có lúc chưa kịp thời, một số khó khăn, vướng mắc tại cơ sở chậm được giải quyết.

Thứ tư, thực tế công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện

Chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, có rất nhiều văn bản pháp lý cho việc thực hiện chính sách thu hút FDI, tuy nhiên lại ít thấy văn bản đề cập đến việc báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện của các cơ sở về việc thực hiện đúng, đạt theo yêu cầu của các chỉ số mục tiêu mà chính sách đã đề ra.

Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc, quản lý của UBND các cấp và các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện chính sách còn chưa tốt do đó Chính sách chỉ được triển khai ở một số đơn vị có liên quan trực tiếp

Công tác thông tin, báo cáo cũng chưa tuân thủ đúng quy định, báo cáo thiếu, chậm, chưa thường xuyên, không đầy đủ, thậm chí không chính xác, gây khó khăn cho việc theo dõi kết quả và đánh giá hiệu quả. Thực hiện chế độ báo cáo đa số báo cáo chậm, thậm chí không có báo cáo, nhiều cơ quan, đơn vị báo cáo thiếu chính xác, sai mẫu quy định, chậm trể, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo của cơ quan chủ trì triển khai… Mặt khác, trình độ quản lý và việc chấp hành kỷ luật chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan chưa cao, không có chế tài xử lý nên các đơn vị, địa phương vẫn không tự giác thực hiện.

Bảng 2.3. Tỷ lệ các doanh nghiệp điều tra nhận biết về các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc

Các chính sách ưu đãi

Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp nước ngoài

Có biết Tỉ lệ (%) Không biết Tỉ lệ (%) Có biết Tỉ lệ (%) Không biết Tỉ lệ (%) Ưu đãi về giá thuê đất và

miễn, giảm tiền thuê đất

21 100 0 0 16 100 0 0

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

21 100 0 0 16 100 0 0

Ưu đãi về vốn đầu tư 05 23,8 16 76,2 16 100 0 0

Ưu đãi về lãi suất vay vốn và phí cung cấp các dịch vụ ngân hàng 01 4,7 20 95,2 13 81,2 03 18,7 Hỗ trợ xây dựng cơ cở hạ tầng 17 80,1 04 19,9 16 100 0 0 Hỗ trợ về việc tỉnh cung cấp lao động có tay nghề và kinh phí đào tạo nghề cho lao động

08 38,1 13 61,9 12 75 04 25

Ưu đãi về thông tin quảng cáo và khuyến khích vận động đầu tư

7 33,3 14 66,7 13 81,3 03 18,7

Hỗ trợ thủ tục hành chính nhanh, gọn, thuận lợi

21 100 0 0 16 100 0 0

Tổng 101 34,1 67 22,6 118 39,9 10 3,4

2.4.2.2.Nguyên nhân của hạn chế

+) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới trong khi những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất thường đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân trong tỉnh. Việc toàn cầu hóa, hội nhập hóa trong thời gian ngắn

Thứ hai, tình hình chính trị một số khu vực trên thế giới bất ổn, trong đó có sự kiện Biển Đông đã ảnh hưởng nhất định đến thu hút FDI của tỉnh. Ngoài ra, tình hình suy thoái, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới từ 2011 đến nay cũng là một trong những tác nhân chính.

Thứ ba, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hết sức khó khăn do có sự chênh lệch giữa đơn giá bồi thường giữa các vùng giáp ranh, giữa các dự án do Nhà nước đầu tư với dự án của tư nhân...

Thứ tư, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và chính sách thu hút FDI của nhà nước không ổn định như: các chính sách liên quan đến đất đai, tiền tệ, lãi suất, thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt... do vậy đã gây khó khăn cho công tác thu hút FDI của tỉnh.Vẫn còn tình trạngthiếu đồng bộ,chưa nhất quángiữacác quyđịnhcủaphápluậtchungvềđầutư,kinhdoanhvàpháp luật chuyên ngành.

Thứ năm, vị trí địa lý là nhân tố, lợi thế chủ yếu để thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn trước đang giảm dần do sự cạnh tranh của các địa phương lân cận khi hệ thống giao thông quốc gia được hoàn thiện.

+) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo, chưa sâu sát với thực tiễn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn hạn chế. Công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn chưa quyết liệt, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cấp, các ngành. Trong một thời gian dài tư tưởng, nhận thức và ý thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác thu hút đầu tư vốn FDI còn hạn chế

Thứ hai, một số cơ chế, chính sách của tỉnh sau quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời gây ra những khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và quyết định của UBND tỉnh chỉ tập trung tiến hành đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn kêu gọi, thu hút đầu tư, tuy nhiên trong giai đoạn sau thì chưa có ưu đãi cụ thể nào cho nhà đầu tư trong một số ngành đặc thù này ngoài những ưu đãi chung của Chính phủ.

Thứ ba, kinh tế phát triển nhanh, nhất là công nghiệp tăng đột biến kéo theo nhu cầu đầu tư lớn, những bức xúc về hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, xử lý môi trường, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, tai, tệ nạn xã hội, trong khi khả năng đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư còn hạn chế. Mặc dù chưa có số liệu tổng kết đánh giá cụ thể mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường, tuy nhiên trong năm 2013-14, chỉ tính riêng KCN Bình Xuyên đã có 22 doanh nghiệp bị xử lý vi phạm môi trường ở mức độ khác nhau.

Thứ tư, chi phí thuê hạ tầng gắn với đất trong các khu công nghiệp của tỉnh còn ở mức cao so với các tỉnh lân cận.Huy động nguồn lực xã hội hóa

cho đầu tư ở một số ngành, lĩnh vực đạt kết quả thấp.Bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số nơi vẫn gặp nhiều khó khăn, ách tắc.Các chủ đầu tư khi đã thực hiện đền được phần lớn diện tích của dự án nhưng phần còn lại họ không thực hiện đền bù tiếp được vì người dân không nhận và tập trung đông người cản trở quá trình thi công, san lấp. Nhiều chủ đầu tư đã phải kéo dài vài năm vẫn chưa thực hiện xong việc đền bù (ví dụ như KCN Bá Thiện II từ năm 2009 đến hết năm 2013 vẫn chưa đền bù được xong).

Thứ năm, sự phối hợp của một số ngành, cấp trong quản lý nhà nước còn chưa nhịp nhàng, chặt chẽ đôi khi lúng túng khi có những biến động không thuận lợi đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khảo sát từ ý kiến doanh nghiệp cho thấy chưa có chính sách mang tính đột phá để khuyến khích phát triển các ngành sản xuất phụ trợ. Cụ thể là thiếu và yếu chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với các dự án y tế, giáo dục; thiếu hỗ trợ về nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và sản xuất phần mềm.

Thứ sáu, tầm nhìn, dự báo của một số quy hoạch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến quy hoạch nhanh lạc hậu, chắp vá, chất lượng kém, quy hoạch chạy theo dự án, một số ngành, lĩnh vực xây dựng quy hoạch chậm chưa đáp ứng được nhu cầu, khi triển khai còn lúng túng. Kết quả báo cáo cuối năm từ phía cơ quan chức năng cho thấy có nhiều quy định, cơ chế, chính sách… của tỉnh liên quan đến nội dung thu hút vốn đầu tư FDI vẫn trong tình trạng chậm tiến độ, không đủ về số lượng, chưa đáp ứng được các yêu cầu về thông thoáng, minh bạch, đồng bộ và hiệu quả cho các bên liên quan.

Thứ bảy, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp.ThủtụchànhchínhliênquanđếnFDI

cũngkháphứctạptừkhâuthẩmđịnhcấpgiấychứngnhậnđầutưtớitriểnkhaidựánđầut ư.Sựphốihợpgiữacác cơquantrongviệcthamgiaquảnlývề

FDIcũngchưathốngnhất,thiếuđồngbộ;thiếuquychếthốngnhấttrongviệc

phốihợpgiữacáccơquantrongviệcthẩmtradựáncũnglàmộttrởngạilớndẫntớithờigi ancấpGiấychứngnhậnđầutưlàmgiảmtínhminhbạch,kéodàithời

giangiảiquyếtthủtụchànhchính gâyphiềnhàchoNhàđầutưvà làmgiảmchỉsố

nănglực cạnh tranh cấp tỉnh.ViệccấpGiấychứngnhậnđầutưchocácdoanhnghiệpcóvốnđầutưnước ngoàicũngphứctạphơnsovớiviệccấpGiấychứngnhậnđăngkýkinhdoanh chocácdoanhnghiệptrongnước;cụthểnhưvềthờigian,đốivớiviệcđăngkýdựánhoạt độngtronglĩnhvựcbấtđộngsảnvàcácngànhnghềcóđiều kiện(thờigianđăngkýcấpGiấychứngnhậnđầutưtừ15đến45ngàylàm việckểtừngàyhồsơhợplệsovớicấpGiấychứngnhậnđăngkýkinhdoanhchỉcó5ngày làmviệc).

Thứ tám, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân kết quả chưa cao, nhận thức của nhân dân về pháp luật của nhà nước còn rất hạn chế. Thông tin trình bày trong các tài liệu về xúc tiến đầu tư chưa bao quát được hết các nhu cầu cần thiết như: khả năng tiếp cận một thị trường tiềm năng, các điều kiện phụ trợ cho phát triển cỏc dự án, cỏc chi phí về lao động, v.v…Qua tiếp xúc trực tiếp cho thấy chất lượng trang thông tin điện tử cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hay cập nhật đầy đủ, thường xuyên và nhanh chóng. Một số hội thảo cũng mang tính hình thức, mang tính tuyên truyền tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, chưa hướng được tới nhà đầu tư tiềm năng và tính thuyết phục đầu tư chưa cao.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của luận văn đã đi vào đánh giá thực trạng thực hiện Chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh có ảnh hưởng đến việc thực hiện Chính sách thu hút FDI,để từ đó tổng kết những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách. Dựa trên những lý luận ở Chương 1, Chương 2 của luận văn đã đi vào khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chính sách thu hút FDI trên các nội dung sau: công tác xây dựng kế hoạch thực hiện Chính sách; công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách; công tác phân công, phối hợp thực hiện Chính sách; công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Chính sách. Từ thực trạng đó luận văn đã chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện Chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc; đây là những căn cứ thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI

Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Quan điểm, phương hướng thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)