Phương hướng thực hiện chính sách thuhút FDI của tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 96 - 99)

2.2.3 .Phân công, phốihợp thực hiện Chính sách thuhút FDI

3.1. Quan điểm, phương hướng thực hiện chính sách thuhút FDI ở

3.1.2. Phương hướng thực hiện chính sách thuhút FDI của tỉnh Vĩnh

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường vốn quốc tế là thách thức đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Kế hoạch pháttriển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnh trong nước, quốc tế và trong tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng không bền vững, do phụ thuộc chủ yếu vào khu vực FDI. Trên cơ sở phân tích thực trạng FDI trong thời gian qua, bối cảnh trong nước và quốc tế, trong thời gian tới, FDI cần định hướng chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - lao động có kỹ năng. Những phương hướng chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, về định hướng lĩnh vực đầu tư. Tỉnh cần chú trọng hướng vào thu hút các dự án FDI có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội; các dự án có kh ả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghiệp cơ khí như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy,...vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành

sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế; kêu gọi đầu tư vào các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo.

Thứ hai, định hướng về địa bàn đầu tư. Trong thời gian tới, Tỉnh cần tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các KCN. Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp. Từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ của ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô xe máy.

Thứ ba, định hướng về đối tác. Tỉnh cần chú trọng thu hút FDI từ các Tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các đối tác từ Châu Âu và Hoa Kỳ.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc

Để chính sách thu hút FDI phù hợp với phương hướng mà tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra trong tương lai, cũng như để phát huy những hiệu quả mà các chính sách thu hút FDI đã mang lại, đồng thời khắc phục các hạn chế còn tồn tại, dưới đây tôi xin được đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo.

3.2.1.Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch ; đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư

Chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách thu hút FDI thống nhất, đồng bộ, hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động thực hiện chính sách. Vì vậy, cần đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất, chính sách thu hút FDI phải được cụ thể hoá bằng các chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các kế hoạch thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn thực

hiện chính sách; xây dựng các đề án, dự án phát triển. Các thủ tục này tạo môi trường cho việc thực thi chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết trong việc thực hiện chính sách. Thứ hai: Chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện chính sách; huy độngcác nguồn lực (bao gồm nguồn nhân lực, nguồn kinh phí...) từ trung ương, các địa phương, các tổ chức quốc tế. Về nguồn nhân lực, nên hạn chế ở mức ít nhất có thể số lượng cơ quan thực thi chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách. Về nguồn kinh phí, nếu không có hoặc không đủ thì không thể thực hiện được chính sách, dù chính sách đó mang ý nghĩa to lớn. Vì vậy, có thể khai thác các nguồn lực trong nhân dân nhằm giảm bớt chi phí từ ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội. Nguồn kinh phí cần sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; cơ quan chính quyền cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kinh phí và đánh giá hiệu quả. Thứ ba: cần tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan; xác định người chịu trách nhiệm chính và những người tham gia phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Thứ tư: thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách thu hút FDI. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra là phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (làm biến dạng hoặc vụ lợi); phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, trong chính sách để kiến nghị với cơ quan thẩm quyền có biện pháp khắc phục. Đồng thời, thông qua đó để phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.

Ngoài ra, cần tăng thực hiện quy chế dân chủ và công khai minh bạch trong quá trình lập kế hoạch. Vai trò của người dân cần phải được đề cao. Để kế hoạch thực hiện chính sách đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đặt ra các cấp chính quyền cần khảo sát để tìm hiểu về nhu cầu cũng như những mong muốn của người dân, bên cạnh đó cần phải tăng cường cung cấp thông tin cho người dân để họ hiểu và ủng hộ việc thực hiện chính sách.

Bên cạnh công tác xây dựng kế hoạch, công tác xây dựng, XTĐT cũng cần phải được chú trọng.Vì vậy cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong việc triển khai thực hiện các hoạt động XTĐT. Nâng cao hiệu quả của công tác XTĐT theo hướng XTĐT có chọn lọc; kiên trì tìm kiếm và quyết liệt để thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực tài chính, kinh nghiệm; các dự án lớn, chất lượng, hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt cho môi trường đầu tư. Nâng cao chất lượng các dự án mới, theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh bền vững cho công nghiệp trong quá trình hội nhập.

Đổi mới hoạt động XTĐT cả về nội dung và phương thức thực hiện XTĐT. Nâng cao chất lượng hoạt động XTĐT, không chạy theo số lượng, đặc biệt quan tâm đến XTĐT tại chỗ, hỗ trợ các nhà đầu tư trên địa bàn giải ngân vốn đúng tiến độ.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để huy động các nguồn lực xã hội trong hoạt động XTĐT, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được tham gia vào các hoạt động XTĐT.

Triển khai có hiệu quả chương trình XTĐT hàng năm do UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định sô s03/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động xây dựng lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư theo từng thời kỳ, giai đoạn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động XTĐT và phát triển doanh nghiệp.

3.2.2. Tăng cường vai trò của các cấp uỷ, chính quyền các cấp và CBCCVC trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách thu hút FDI của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)