Chủ thể thực hiện chính sách thuhút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

1.2. Thực hiện chính sách thuhút FDI

1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách thuhút FDI

Quá trình thực thi chính sách là một quá trình phức tạp với nhiều chủ thể tham gia khác nhau, và các chủ thể này có mối quan hệ tương tác với nhau. Nhà nước là chủ thể ban hành và cũng là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực thi chính sách nói chung và chính sách thu hút FDI nói riêng. Nhà nước ở đây được hiểu là các cơ quan theo quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, và các văn bản dưới luật bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân (HĐND); Ủy ban

nhân dân (UBND) và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Ngoài ra, các tổ chức ngoài nhà nước như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội (tình nguyện, thiện nguyện, từ thiện vì cộng đồng…) và cộng đồng dân cư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hiện thực hóa các chính sách an thu hút FDI do nhà nước, chính quyền ban hành. Như vậy, có thể chia chủ thể thực thi chính sách thu hút FDI thành các nhóm sau:

- Chủ thể tổ chức triển khai thực hiện: Chủ thể tổ chức triển khai thực

hiện chính sách thu hút FDI là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Chính sách thu hút FDI do Trung ương ban hành thì chủ thể thực hiện sẽ bao gồm các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể ở Trung ương chủ thể triển khai là Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, UBND các cấp. Còn chính sách thu hút FDI do địa phương ban hành thì chủ thể thực hiện chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước ở địa phương đó là HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban xúc tiến hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý các KCN và UBND các huyện.

- Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách: Quá trình thực hiện

chính sách thu hút FDI là quá trình phức tạp bao gồm một chuỗi các hoạt động khác nhau. Quá trình này cần có sự tham gia phối hợp thực hiện của nhiều cấp nhiều ngành và của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội hay nói cách khác nó cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện chính sách tạo ra cơ chế phối hợp thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách thu hút FDI gồm: các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong đó nòng cốt là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp. Có thể thấy rằng, chủ thể tổ chức triển khai thực hiện chính sách thu hút FDI cũng có

thể là chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách này. Bởi vì, chính sách thu hút FDI được Chính phủ hoặc địa phương ban hành. Nếu chính sách do Chính phủ ban hành thì các bộ, ngành và địa phương phải phối hợp thực hiện cụ thể như chính sách ưu đãi về tài chính thì cơ quan chủ trì triển khai là Bộ Tài chính nhưng cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh để tổ chức triển khai cho đồng bộ, thống nhất. Nếu không có sự phối hợp thì Chính sách có thể chỉ được triển khai ở trung ương nhưng khó triển khai ở địa phương. Với những chính sách thu hút FDI do địa phương ban hành thì cơ quan tổ chức thực hiện là UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện. Ví dụ như chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì chủ thể tổ chức triển khai là UBND tỉnh nhưng cần phải có sự vào cuộc phối hợp thực hiện giữa Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Ban quản lý các KCN và UBND các huyện thì chính sách mới có thể thực hiện được. Ở đây UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn vừa là chủ thể tổ chức triển khai vừa là chủ thể phối hợp thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách còn có các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội dân sự từ trung ương đến tận cơ sở như: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,…các hội, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức dân sự tự quản khác trong xã hội.

- Đối tượng mục tiêu và đối tượng thụ hưởng chính sách: Trong quá

trình thực hiện chính sách thu hút FDI, đối tượng mục tiêu hay đối tượng mà chính sách thu hút FDI tác động tới rất phong phú và đa dạng bao gồm cả cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội và cả những người thụ hưởng lợi ích trực tiếp của chính sách và những đối tượng không thụ hưởng lợi ích trực tiếp từ chính sách.

Đối với chính sách thu hút FDI, đối tượng thụ hưởng chính sách chính là sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nếu chính sách phù hợp sẽ thuhút được

nhiều vốn FDI phục vụ cho phát triển.Từ đó, tỉnh có nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm, chăm lo đời sống cho nhân dân được tốt hơn.Bên cạnh đó, người dân là đối tượng được hưởng lợi chủ yếu. Có FDI sẽ giải quyết được công ăn, việc làm với mức lương ổn định cho người lao động của địa phương từ đó nâng cao đời sống.

Như vậy, chủ thể thực hiện chính sách thu hút FDI ở nước ta bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp; đồng thời, quá trình thực thi chính sách thu hút FDI có sự tham gia của các chủ thể khác như các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội dân sự, các hội, hiệp hội nghề nghiệp và kinh doanh, tổ chức đa phương, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, người dân…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)