Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN KẾ TỐN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN SIC (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

2.3.1. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

S Khái niệm doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bán hàng hóa là doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định đã bán trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

S Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Theo CMKT số 14 Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:

1 Tính đến thời điểm làm luận văn, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện theo Thông tư số 53/2016/TT-BTC. Song, như đã đề cập trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào các số liệu đến hết năm 2015, do vậy, Thông tư 53 chỉ nêu ra với mục đích tham khảo.

28

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

S Điều kiện ghi nhận doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

S Nguyên tắc kế toán ghi nhận doanh thu

Kế toán doanh thu có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp bởi nó phản ánh hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và nó liên quan đến các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. Do đó, doanh thu ghi nhận phải tuân thủ một số nguyên tắc:

Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi và lợi nhuận được chia theo quy định tại chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác”, nếu không thỏa mãn các điều kiện đó thì không hạch toán vào doanh thu.

Trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất thì không được ghi nhận doanh thu.

Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, ngành hàng theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu chi tiết từng mặt hàng để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán để quản trị doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính.

29

Theo cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến Doanh thu phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính phải phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Theo nguyên tắc phù hợp: Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính. Nghĩa là khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Theo nguyên tắc thận trọng: Ngoài ra kế toán doanh thu phải tuân theo nguyên tắc thận trọng, doanh thu trong kỳ kế toán chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.

S Phương pháp hạch toán

• Chứng từ sử dụng - Hóa đơn

- Phiếu xuất kho

- Bảng thanh toán đại lý, ký gửi

- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo có ngân hàng... - Thẻ quầy hàng

- Các chứng từ liên quan khác như phiếu nhập kho bán hàng bị trả lại.

• Tài khoản sử dụng: TK511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Kết cấu của tài khoản TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Bên Nợ:

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Các khoản triết khấu thương mại, doanh thu bán hàng bị trả lại và các khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.

30

- Số doanh thu thuần được kết chuyển vào Tk 911 để xác định KQKD Bên Có:

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp trong kỳ.

Tài khoản 511 không có số dư cuối kì, có 6 tài khoản cấp 2 : - TK 5111 - Doanh thubán hàng hóa.

- TK 5112 - Doanh thubán các thành phẩm. - TK 5113 - Doanh thucung cấp dịch vụ. - TK 5114 - Doanh thutrợ cấp, trợ giá.

- TK 5117- Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư. - TK 5118 - Doanh thu khác.

2.3.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

S Khái niệm giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở tính doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.

Các khoản giảm trừ doanh thu gồm có:

- Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Doanh thu hàng đã bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thu, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.

Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn... đã ghi trong hợp đồng.

31

S Điều kiện ghi nhận

Điều kiện ghi nhận giảm trừ doanh thu được xác định trên cơ sở của việc hình thành doanh thu và các khoản mục phát sinh có thể giảm trừ cho người mua hàng, theo khái niệm giảm trừ ở trên.

S Nguyên tắc ghi nhận

Nguyên tắc ghi nhận giảm trừ doanh thu được thực hiện theo điều 81, chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cụ thể, khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;

Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

S Phương pháp hạch toán

• Tài khoản sử dụng: TK521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ và doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

Kết cấu của tài khoản TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu. Bên Nợ:

32

- Số giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua hàng.

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên Có:

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ “ để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ, Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại

- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại - Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán

Ngoài ra, còn có Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu là khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu được tính vào tổng doanh thu bán hàng đã thực hiện. Còn thuế GTGT thì tùy thuộc vào doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp nào để tính giảm trừ vào doanh thu bán hàng hay không. Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế GTGT được coi là khoản giảm trừ doanh thu. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT được hạch toán riêng và nó không ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

33

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN KẾ TỐN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH IN SIC (Trang 30 - 36)