CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
4.3.1. Những giải pháp về kế toán tài chính
Một là: Hoàn thiện kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
Hiện nay để thu hút khách hàng, Công ty thường có những hoạt động bán hàng cho khách hàng nợ tiền. Tuy nhiên việc đòi nợ khách hàng đôi lúc gặp nhiều khó khăn, thậm chí khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong thời gian dài và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.
108
Vì vậy công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng thành nợ khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Để tính toán mức dự phòng nợ khó đòi, công ty phải đánh giá được khả năng có thể thanh toán được bao nhiêu phần trăm của khoản nợ thực tế và tỷ lệ có khả năng khó đòi của mỗi khách hàng là bao nhiêu để từ đó tính ra dự phòng nợ khó đòi.
Khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từ khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các bản thanh lý hợp đồng.. .để có căn cứ lập các bảng kê nợ phải thu khó đòi.
Phương pháp tính dự phòng các khoản phải thu khó đòi:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết. thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ và bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Do đó, để kế toán kết quả kinh doanh được chính xác, kế toán nên mở thêm tài khoản 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” với tài khoản cấp 2 là 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi” với phương pháp hạch toán như sau:
109
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Đối với các khoản phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ, ghi:
Nợ các TK 111,112,331,334, ... (phân tổ chức cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (phần đã lập sự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí) Có các TK 131, 138, 128, 244.
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112, ... Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đói, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) Có các TK 131, 138, 128, 244, ...
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) Có các TK 131, 138. 128, 244, ...
110
- Ke toán xử lý các khoản phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 411 - Vốn đầu tư của chử sở hữu.
Việc trích lập dự phòng nợ phải khi khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng về doanh thu phải phù hợp với chi phí, chỉ khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới tiến hành trích lập dự phòng.
Giải pháp 2: Hoàn thiện kế toán giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp công ty có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất. Việc trích này được quy định theo thông tư 53 và chuẩn mực 02 -
Hàng tồn kho.
Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho bị giảm giá. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Công thức tính trích lập dự phòng giám giá hàng tồn kho:
Số dự phòng cần trích = Số lượng hàng X Đơn giá - Đơn giá thực tế
cho năm tới tồn kho tại gốc hàng trên thị trường
31/12 tồn kho
Để phản ánh trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 2994 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá bàng tồn kho như sau:
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh
lệch, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
111
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Ke toán xử lý khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất lớn hơn số đã trích lập dự phòng)
Có TK 156 - Hàng hóa.
Giải pháp 3: Hạch toán đúng kỳ chi phí thu mua
Hiện nay chi phí thu mua hàng hóa được tổng hợp và phân bổ cuối mỗi tháng, vì vậy giá vốn hàng bán ra trong kỳ chưa bao gồm chi phí thu mua của hàng hóa đó. Vì thế công ty nên thực hiện phân bổ chi phí thu mua ngay khi hàng hóa đó được mua về vào tài khoản 156 “Hàng hóa”.
Giải pháp 4: Công ty cần bổ sung thêm tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại hàng hóa mua ngoài thuộc quyền sở hữu của công ty nhưng còn đang trên đường vận chuyển hoặc đang chờ kiểm nghiệm nhập kho. Công ty nên sử dụng tài khoản này để phản ánh những hàng hóa đã mua nhưng cuối kỳ còn chưa về đến công ty, điều này sẽ giúp cho Công ty theo dõi được chi tiết hàng đã về nhập kho và hàng chưa về nhập kho. Tài khoản này giúp Công ty quản lý được số lượng hàng hóa thực tế có trong kho, vì Công ty là Công ty thương mại nếu trong hóa đơn về mà hàng hóa chưa tới kho, kế toán vẫn tiến hành nhập vào phần mềm, khi khách hàng phát sinh nhu cầu đặt hàng, Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng nhưng trên thực tế hàng chưa về tới kho mà mới chỉ có trên phần mềm điều này sẽ làm mất uy tín của công ty. Như vậy không kiểm soát được hàng hóa thực tế có trong kho, hàng tồn kho thực tế và hàng tồn kho trên sổ sách không khớp nhau. Hoặc nếu kế toán trưởng và kế toán kho có gian lận trong quá trình bán hàng thì công ty cũng khó kiểm soát được. Vì vậy Công ty nên theo dõi hàng hóa đang đi đường trên tài khoản 151 để tăng khả năng kiểm soát và hạn
112
chế rủi ro trong quá trình quản lý hàng hóa cũng như bán hàng. Trình tự hạch toán hàng mua đang đi đường được thực hiện như sau:
- Cuối kỳ kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng của các loại hàng mua chưa về nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc Có các TK 111, 112,141, ...
- Sang tháng sau, khi hàng nhập về kho, căn cứ hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
- Trường hợp sang tháng sau hàng hóa, vật tư đã mua đang đi trên đường không nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho người bán, tại bến cảng, bến bãi, hoặc gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán; hoặc Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
- Trường hợp hàng mua đang đi đường bị hao hụt, mất mát phát hiện ngay khi phát sinh hoặc khi kiểm kê cuối kỳ, căn cứ vào biên bản về mất mát hao hụt, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất mát hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường.
Giải pháp 5: Giải pháp về phần mềm kế toán
Hiện nay chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, mà hiện tại đến năm 2016 thay thế thành thông tư 53/2016/TT-BTC. Vì vậy Công ty cần liên hệ với công ty cung cấp phần mềm để cập nhật chương trình kế toán mới nhất cho phù hợp với thông tư 53 hiện nay.