xây lắp
1.3.2.1. Xây dựng định mức chi phí
Định mức kinh tế kĩ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp như Im3 tường gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc.v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp. Các DNXL chủ yếu dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật của ngành đã được xây dựng và Nhà nước phê duyệt làm định mức chi phí cho DN. Tuy nhiên, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành được xây dựng có thể chưa bao quát được những điều kiện, đặc điểm, kỹ thuật cụ
23
thể của doanh nghiệp. Do đó, các DNXL có thể xây dựng định mức Chi phí riêng cho doanh nghiệp, định mức nội bộ sẽ sát với điều kiện cụ thể của đơn vị, đảm bảo cho dự toán được hợp lý.
* Để xây dựng định mức chi phí cho mộtcông trình thực hiện theo trình tự sau:
> Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công trình chưa có trong danh mục định mức xây dựng được công bố.
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.
> Bước 2. Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công trình.
> Bước 3. Tính toán xác định hao phí về vật liệu, nhân công, MTC * Các phương pháp tính toán:Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một trong ba phương pháp sau:
> Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ.
- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.
- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo định mức lao động được công bố.
- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công
24
bố và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
> Phuong pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích.
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số liệu tổng hợp, thống kê nhu sau:
- Từ số luợng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối luợng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện.
- Từ hao phí vật tu, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã đuợc tính toán từ các công trình tuong tự.
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.
> Phuong pháp 3: Tính toán theo khảo sát thực tế.
Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối luợng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ...) và tham khảo định mức sử dụng vật tu, lao động, năng suất máy đuợc công bố.
- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hao phí nhân công: tính theo số luợng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số luợng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng lao động.
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.
1.3.2.2. Lập dự toán chi phí
25
các nguồn lực dựa trên mục tiêu kế hoạch xác định trong từng thời gian cụ thể và đuợc biểu diễn một cách có hệ thống thông qua các biểu mẫu và thuớc đo khác nhau.
Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào bởi vì nó cung cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tới; Dự đoán truớc những khó khăn khi chúng chua xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn; Là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện, qua đó phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để có các biện pháp điểu chỉnh kịp thời và qua đó đánh giá định mức, dự toán xây dựng phù hợp thực tế chưa để có cơ sở xây dựng định mức mới hoàn chỉnh; Nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng kế hoạch của từng bộ phận khác nhau, nhờ vậy đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy, dự toán chính là cơ sở để đưa ra các quyết định tác nghiệp của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp.
Dự toán chi phí là quá trình tính toán chi tiết các khoản chi phí cho công trình hoặc hạng mục công trình, nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu đã được xác định. Mục đích của việc lập dự toán là để lập kế hoạch, phân bổ các nguồn lực, kiểm soát lợi nhuận, đánh giá kết quả trách nhiệm quản lý và khen thưởng. Đây là một nội dung quan trọng trong kế toán quản trị chi phí, để có thể sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần lập dự toán chi phí, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc điều tiết sử dụng và điều tiết các nguồn lực giới hạn và có cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí.
Dự toán chi phí thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp và do các chuyên gia kỹ thuật, kế toán quản trị tại các phân xưởng, đội sản xuất kết hợp để xây dựng. Sau khi dự toán được xây dựng dựa trên
26
cơ sở khoa học sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng như các phòng, ban kỹ thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dự toán, sau đó bổ sung những mặt hạn chế để cho dự toán hoàn thiện hơn. Dự toán được chuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng chuyển tới các bộ phận cơ sở thực hiện.
Quá trình xây dựng dự toán chi phí bao hàm tất cả các chức năng và các cấp quản lý, nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp, tạo điều kiện trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của đơn vị và tính khả thi của dự toán đã lập. Mặt khác tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị cấp trên.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, dự toán các công trình và hạng mục công trình được lập dựa trên nhiều nguồn thông tin có căn cứ.
> Dự toán công trình
Là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Dự toán được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.
Dự toán công trình bao gồm: Các chi phí được tính theo các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình:
+ Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho từng công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình.
+ Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
27
+ Chi phí quản lý dự án: bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các
công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi
hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. + Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm chi phí khảo sát xây dựng; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công; chi phí lập hồ sơ mời thầu,...
+ Chi phí khác: là các chi phí cần thiết khác không thuộc các chi phí đã nêu trên, bao gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế; chi phí đảm bảo an toàn giao thông, kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư,...
+ Chi phí dự phòng: là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
> Lập dự toán chi phí xây dựng (chi phí sản xuất) * Các tài liệu phục vụ cho công tác lập dự toán:
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc các thiết kế kỹ
thuật thi công, báo cáo kinh tế kỹ thuật;
- Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục định mức, đơn giá xây dựng cơ bản.
* Các bước xác định giá trị dự toán chi phí sản xuất:
- Dựa vào bản vẽ thi công hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật để tính khối lượng các công tác xây lắp của công trình.
- Sử dụng các bảng đơn giá chi tiết của địa phương (hoặc đơn giá công trình) để tính được các thành phần chi phí trong chi phí trực tiếp.
- Áp dụng các tỷ lệ định mức: chi phí chung, các hệ số điều chỉnh... để tính giá trị dự toán xây lắp.
28
Ngoài ra trong hồ sơ dự toán còn cần phải xác định được nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công bằng cách dựa vào khối lượng công tác xây lắp và định mức dự toán chi tiết.
* Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất:
Dự toán chi phí xây dựng: bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: dựa trên khối lượng công tác xây lắp cùng định mức chi phí và đơn giá chi phí nguyên vật liệu cùng chênh lệch vật liệu (nếu có): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp n ∑ j=1 r , Chi phí vật liệu Dự toán khối
trong đơn giá xây lượng công tác × , dựng của công xây lắp thứ j , tác xây lắp thứ j Chênh lệch vật + * \ liệu (nếu có) (1.1)[4,tr57] - Chi phí nhân công trực tiếp theo công thức sau:
Chi phí n nhân ∑ công trực tiếp j=1 r , Chi phí nhân Dự toán khối
công trong đơn lượng công
× giá xây dựng tác xây lắp của công tác xây thứ j lắp thứ j Chênh lệch + nhân công (nếu có) (1.2) [4,tr57]
- Lập dự toán chi phí sử dụng máy thi công theo công thức sau:
Chi phí n
sử dụng ∑
máy thi
công j=1
Chi phí máy thi
Dự toán ■
công trong đơn khối lượng × giá xây dựng công tác xây của công tác lắp thứ j Chênh lệch máy thi công (nếu có) (1.3) [4,tr57]
29
- Chi phí sản xuất chung: chí phí chung bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công truờng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công truờng và một số chi phí khác. Chi phí chung đuợc tính bằng tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp (gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác) hoặc tỷ lệ % trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.
Dự toán chi phí chung = Chi phí trực tiếp × Tỷ lệ quy định
(1.4) [4,tr57]
- Thu nhập chịu thuế tính truớc: đuợc sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác, phần còn lại đuợc tính vào các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế tính truớc đuợc tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình do Bộ Xây dựng quy định.
(Chi phí trực tiếp
Thu nhập chịu thuế = × Tỷ lệ quy định
+ Chi phí chung)
(1.5) [4,tr57]
=> Giá trị dự toán xây lắp:
Giá trị XL = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung + Thu nhập chịu thuế
(1.6[4,tr57])
> Lập dự toán chi phí ngoài sản xuất
Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm việc tính toán các khoản chi phí uớc tính sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng tổng hợp các dự toán chi phí ở các khâu bán hàng và quản lý. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà thiết kế dự toán này cho phù hợp với yêu cầu quản trị.
30
Phần lớn chi phí bán hàng và quản lý văn phòng là các chi phí bất biến trong năm dự toán; các phí tổn xảy ra ngoài lĩnh vực sản xuất sản phẩm, thường không cần xây dựng kế hoạch. Tuy nhiên, trong cơ cấu chi phí bán hàng và quản lý vẫn có những khoản chi phí khả biến, mặc dù tỷ lệ chiếm không lớn trong tổng chi phí như: chi phí bảo quản, vận chuyển, thuế, điện thoại ngoài số chi thuê bao.
Trường hợp số lượng chi phí lưu thông (bán hàng) và quản lý quá nhiều, chiếm tỷ trọng chi lớn thì cần lập riêng dự toán chi phí ngoài sản xuất theo từng chức năng lưu thông và quản lý.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, trong dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, chi phí bán hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí dự toán, có thể bằng 0 (trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp không phát sinh chi phí bán hàng).
Căn cứ lập dự toán:
- Kế hoạch lao động tiền lương
- Kế hoạch sử dụng các dịch vụ mua ngoài - Kế hoạch khấu hao TSCĐ
- Các kế hoạch hoạt động liên quan khác.
Để lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, ta cần phải xây dựng các định mức chi phí. Có hai phương pháp cơ bản được sử dụng để xây dựng định mức chi phí:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: phương pháp này thường được
áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối ổn định. Để xây dựng các định mức chi phí, người ta tiến hành phân tích chi phí theo cách ứng xử của chúng, qua đó tiến hành dự báo chi phí hoặc căn cứ tình hình thực hiện trong quá khứ để tiến hành định mức lượng chi phí (nguyên
_______________________Chỉ tiêu_______________________ Số tiền
I.Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
1. Dịch vụ mua ngoài 2. Bưu phí
3. Văn phòng phẩm
31
vật liệu tiêu hao, số giờ làm việc...). Căn cứ vào tình hình thị truờng, các quyết định tồn kho để xác định mức giá.
- Phuong pháp phân tích kinh tế- kỹ thuật: để thực hiện phương pháp này, kế toán viên phải phối hợp với các nhân viên kỹ thuật phân tích công suất thiết kế của máy móc thiết bị, phân tích quy trình công nghệ, nghiên cứu, phân tích hành vi sản xuất...để xác định các định mức chi phí.
Trong thực tế, thường sử dụng phối hợp cả hai phương pháp để tiến hành xác định định mức chi phí.
Định mức chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được xây dựng như sau:
- Đối với biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Việc lập dự