thức đuợc tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong quản lý và điều hành nhung do kiến thức về kế toán quản trị còn hạn chế và việc ứng dụng kế toán quản trị còn là vấn đề cần đuợc Công ty chú trọng hơn nữa.
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH xâydựng Thống Nhất dựng Thống Nhất
2.3.1. Những kết quả đạt được
> Thứ nhất là, bộ máy kế toán của Công ty đuợc tổ chức theo hình thức tập trung, việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty tuơng đối hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nguời. Ngoài ra, việc Công ty ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán cũng giúp cho các kê toán viên giảm bớt đi một phần khối luợng công việc. Do đó, công việc quản lý, kiểm tra kiểm soát công tác kế toán thuận lợi, tạo sự chủ động cũng nhu nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận trong phòng tài chính - kế toán. Hệ thống chứng từ về cơ bản đuợc tổ chức hợp lý, chặt chẽ trong toàn bộ quá trình luân chuyển. Các chứng từ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và linh hoạt để vừa phục vụ công tác kế toán tài chính, vừa phục vụ công tác kế toán quản trị. Hệ thống tài khoản để tổ chức kế toán chi phí dựa trên hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành và đuợc chi tiết tuơng đối hợp lý nhằm cung cấp thông tin chi phí cần thiết phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp đảm bảo đúng quy định của Bộ tài chính.
> Thứ hai là,việc phân loại chi phí theo các khoản mục chi phí đã giúp cho việc quản lý chi phí thuận lợi hơn, đáp ứng đuợc yêu cầu cung cấp thông tin chi phí cho việc lập báo cáo tài chính theo quy định của nhà nuớc.
88
Cách phân loại chi phí theo khoản mục tại các doanh nghiệp xây lắp cũng có tác dụng rất lớn cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán, đồng thời cung cấp thông tin cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
> Thứ ba là, Công ty đang xác định đối tuợng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình là hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DNXL và sử dụng chủ yếu phuơng pháp tập hợp chi phí theo phuơng pháp trực tiếp giúp cho việc công tác tập hợp chi phí có tính chính xác cao, đáp ứng đuợc yêu cầu quản lý chi phí.
2.3.1. Một số tồn tại và nguyên nhân
* Về bộ máy kế toán
Công ty chua xác định rõ phần việc của kế toán quản trị, mà chủ yếu các công việc của phòng kế toán là để phục vụ cho yêu cầu của kế toán tài chính. Công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty chỉ mới dừng ở việc kế toán chi tiết cho nên vẫn chua đáp ứng đuợc yêu cầu quản trị chi phí, phục vụ cho việc lập kế hoạch và ra quyết định.
* về phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí ở Công ty mới chỉ dừng lại ở cách phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí để đáp ứng nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính, phục vụ đuợc chức năng hạch toán của hệ thống kế toán tài chính, chua đáp ứng đuợc yêu cầu, nội dung của kế toán quản trị. Cụ thể là chua có hệ thống thu thập, nhận diện chi phí theo yêu cầu quản trị nhu phân loại chi phí theo mức độ hoạt động hoặc theo cách phân loại khác nhằm ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị.
* về việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
Công ty chua thực hiện xây dựng định mức riêng cho doanh nghiệp mà dựa vào định mức quy định của Bộ xây dựng, dẫn đến việc lập dự toán
89
chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị.
Việc lập dự toán chi phí sản xuất sản phẩm chủ yếu do bộ phận phòng kế hoạch hoặc do đơn vị thi công thực hiện mà chưa có sự tham gia có hiệu quả của bộ phận kế toán. Thực tế đòi hỏi bộ phận kế toán, đặc biệt là bộ phận kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phải có sự phối hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch và các phòng ban khác để lập dự toán chi phí sản xuất sản phẩm. Dự toán lập để nhằm mục đích ra các quyết định quản trị. Dự toán được lập ngay cả khi các công trình chưa nhận được hợp đồng ký kết. Trên cơ sở dự toán của kế toán quản trị để các nhà quản trị đưa ra quyết định có nhận công trình đó không, có sản xuất không.
Công ty cũng chưa tiến hành lập dự toán chi phí doanh nghiệp về khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
* về kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí
Công ty mới chỉ xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí dựa trên cơ sở chi phí thực tế, công ty chưa áp dụng các phương pháp xác định vhi phí hiện đại như: phương pháp chi phí theo hoạt động, phương pháp chi phí mục tiêu để xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí. Nguyên nhân là do sự hiểu biết của nhà quản trị cũng như các nhân viên kế toán đang chỉ tập trung vào việc tuân thủ các quy định về công bố thông tin theo những quy định của kế toán tài chính do Bộ tài chính quy định mà chưa quan tâm đến mục tiêu hoạt động của hệ thống kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng.
* về hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Các báo cáo kế toán quản trị nói chung và báo cáo kế toán quản trị về chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp nói riêng tại công ty chưa được thiết lập một cách đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Hiện nay, Công ty cũng thực hiện lập báo cáo tổng hợp chi phí vào cuối mỗi quý nhưng các báo cáo này chỉ mang tính chất tổng hợp, liệt kê
90
chi phí một cách đơn thuần chứ chưa tổng hợp để phân tích, đánh giá nhằm giúp nhà quản trị Công ty làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh.
* về phân tích thông tin chi phí để ra các quyết đinh kinh doanh
Công ty chưa chủ động trong việc tổ chức và thực hiện kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu quản trị. Công tác phân tích chi phí chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ thực hiện so sánh giản đơn để đánh giá sự biến động của chi phí. Chưa khai thác kĩ thuật phân tích chi phí của kế toán quản trị và phân tích kinh tế để đánh giá, lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả như: phân tích các báo cáo chi phí theo từng bộ phận sản xuất, phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định...
Việc ra quyết định ngắn hạn cũng như dài hạn của nhà quản trị hiện nay chủ yếu dựa vào thông tin do hệ thống kế toán tài chính cung cấp, chưa phải là thông tin, tài liệu của hệ thống kế toán quản trị.
Qua phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cho thấy nguyên nhân cơ bản chính là yếu tố con người. Mặc dù nhận thức được sự cần thiết của kế toán quản trị trong quản lý và điều hành nhưng khi áp dụng vào thực tiễn lại lúng túng do kiến thức về kế toán quản trị còn là vấn đề mới mẽ, việc cập nhật kiến thức không hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khi đi vào thực tiễn. Bên cạnh đó, là sự hạn chế của phân cấp quản lý, khả năng tài chính và đặc biệt là hệ thống pháp luật về kế toán quản trị còn thiếu.
91
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại công ty luận văn đã nêu rõ các kết quả đạt được tồn tại và chi ra các nguyên nhân của những tồn tại, làm căn cứ để đề xuát các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty theo mục tiêu đặt ra.
92
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỐNG NHẤT
3.1. Chiến lược phát triển của Công ty TNHH xây dựng Thống Nhấtgiai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2025 giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến năm 2025
Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Thống Nhất là doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt là các công trình xây dựng thủy lợi và giao thông. Công ty đã và đang tiến hành nhiều các công trình xây dựng trong và ngoài địa bàn tỉnh Ninh Bình như: Công trình Nắn tuyến đê hữu sông Đáy và mở rộng cửa thoát lũ khu vực ngã ba Độc Bộ; Công trình củng cố, nâng cấp tuyến đê tả Trà Lý đoạn từ K30 đến K40 và đường cứu hộ từ đê tả Trà Lý đến đường 39 - tỉnh Thái Bình; Công trình Nạo vét sông, nâng cấp đê sông Mới, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;....
Đến nay Công ty đã đạt được những thành công trong xây dựng thương hiệu của mình và đang từng bước phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp xây lắp hàng đầu của tỉnh Ninh Bình.
Trong chiến lược phát triển giai đoạn từ 2017 - 2020 và tầm đến năm 2025, công ty TNHH xây dựng Thống Nhất xác định định hướng phát triển của công ty như sau:
- Tiếp tục tập trung cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường xây dựng các công trình thủy lợi và giao thông: Với năng lực và kinh nghiệm thi công của mình trong xây dựng các công trình thủy lợi và giao thông, Công ty tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng công trình, giảm bớt chi phí thi công làm tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín thương hiệu từ đó mở rộng thị trường ký kết các công trình thủy lợi và giao thông sang các tỉnh lân cận và trên toàn quốc.
93
-Thâm nhập thị trường xây dựng dân dụng: Với khả năng quản lý dự án xây dựng các công trình thủy lợi và giao thông khi chuyển sang xây dựng dân dụng Công ty có thể bắt nhịp rất nhanh. Ngoài ra, khi tiến hành thi công các công trinh xây dựng dân dụng Công ty có thể tận dụng các máy móc thiết bị sẵn có của mình do đó tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc thiết bị mới.
-Đa dạng hóa để khai thác các nguồn lực hiện có của Công ty: Hiện tại nhiều tài sản của Công ty chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực liên quan đến xây dựng như sản xuất vật liệu xây dựng (bán bê tông tươi và một sô vật liệu xây dựng khác...), sửa chữa và kinh doanh máy, thiết bị và phụ tùng thay thế. Ngoài ra công ty mở rộng thêm một số ngành nghề khác như trồng trọt, vận tải, kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch). để tận dụng được các nguồn lực sẵn có.
Trên đây là những định hướng phát triển trong giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất phù hợp với nguồn lực của công ty cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây.
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHHxây dựng Thống Nhất xây dựng Thống Nhất
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán phục vụ cho kế toán quản trị
Với quy mô của Công ty, nên áp dụng mô hình kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Việc áp dụng mô hình kết hợp sẽ giữ nguyên cơ cấu của bộ máy kế toán của công ty, không gây xáo trộn và không gây gia tăng chi phí cho bộ phận kế toán, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nên xác định rõ phần việc của kế toán tài chính và kế toán quản trị, trong đó: Kế toán tài chính thực hiện chức năng thu thập thông tin phục vụ
94
cho việc lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin phục vụ chủ yếu cho các đối tuợng bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán quản trị thực hiện chức năng thu thập thông tin, xử lý thông tin phục vụ lập các báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp.
Cụ thể, bộ phận kế toán chi phí của kế toán tài chính căn cứ vào chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất phát sinh của doanh nghiệp theo từng yếu tố chi phí, cung cấp số liệu phục vụ lập báo cáo kết quả kinh doanh và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Còn kế toán quản trị thì hạch toán chi tiết theo từng bộ phận, công trình, hạng mục công trình... để xác định kết quả theo từng bộ phận, từng công trình, hạng mục công trình, đồng thời phân loại theo dõi riêng chi phí cố định và chi phí biến đổi để giúp cung cấp thông tin cho nhà quản lý khi ra quyết định. Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ phận khác lập dự toán chi phí, xây dựng các định mức chi phí cho từng CT, HMCT tiến hành phân tích chi phí.
Tuong ứng với mỗi bộ phận của kế toán tài chính nói trên bao gồm các phần hành của kế toán quản trị. Nhân viên kế toán thực hiện các công việc của kế toán tài chính đồng thời đuợc giao nhiệm vụ của kế toán quản trị. Công việc của kế toán quản trị ở các bộ phận này căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể đối với từng chỉ tiêu lựa chọn trong quản lý doanh nghiệp.Nhiệm vụ cụ thể của kế toán viên trong các bộ phận kế toán theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị nhu sau:
- Kế toán tài sản cố định và nguyên vật liệu
+ Kế toán tài chính ghi sổ tổng hợp tài sản cố định và các loại vật tu. Số liệu kế toán tài chính cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính.
+ Kế toán quản trị, căn cứ vào các yêu cầu quản trị doanh nghiệp, lựa chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp phục vụ cho yêu cầu kế toán quản trị, cụ thể:
95
hao tài sản cố định.
Lập dự toán tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo từng nguồn đầu tu, từng nơi sử dụng.
Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu liên quan đến tài sản cố định đã đuợc dự toán.
Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo quản trị.
- Bộ phận kế toán thanh toán bao gồm kế toán ngân hàng và kế toán tiền mặt
+ Kế toán tài chính ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các loại tiền (Bao gồm cả tiền luơng và các khoản trích theo luơng), các khoản thanh toán với nguời bán, nguời mua, với các đơn vị phụ thuộc.
+ Kế toán quản trị căn cứ vào yêu cầu cụ thể đối với từng chỉ tiêu để mở sổ kế toán nhằm thu nhận đuợc các thông tin phục vụ cho kế toán quản trị và lập báo cáo quản trị, cụ thể:
Lập dự toán thu, chi tiền theo mục đích khác nhau và theo từng bộ phận sử dụng tiền.
Lập dự toán tình hình công nợ đối với từng đối tuợng theo từng khoản nợ và theo từng kỳ hạn nợ.
Tính toán và so sánh các phuơng án vay, trả vay, mua bán chịu hoặc trả tiền ngay để huởng chiết khấu thanh toán.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tiền thuờng xuyên.
Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo quản trị về các chi tiêu công