Kế toán chiphí cho các đối tượng chịu phí trong Doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 43 - 51)

xây lắp

1.3.3.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí

33

mang tính tiêng lẻ đơn chiếc vì vậy nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng công trình,hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành các giai đoạn quy định trong thiết kế kỹ thuật.

Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình hay đơn đặt hàng có thể áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ.

Phương pháp trực tiếp được áp dụng đối với các khoản chi phí phát sinh liên quan đến một hoặc từng công trình, hạng mục công trình.

Phương pháp phân bổ áp dụng đối với các khoản chi phí mà liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình mà không thể áp dụng phương pháp trực tiếp, để phân bổ chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình đó theo tiêu thức phân bổ thích hợp.

Công thức phân bổ chi phí:

Chi phí phân bổ cho Ă

, . Hệ số Tiêu thức lựa chọn phân

từng đối tượng chịu chi = ■ . × Ấ ,

~λ phânbổ(H) bổ của đối tượng thứ i

phí riêng biệt thứ i

Tổng chi phí sản xuất của các đối tượng chịu chi

Hệ số phân phí cần phân bổ

bổ (H) = ; : ' ' ' ' 7

Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ

1.3.3.2. Phương pháp xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí trong Doanh nghiệp xây lắp

Hiện nay có nhiều phương pháp xác định chi phí sản xuất được phân ra làm 2 phương pháp chính là: Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truyền thống và phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm hiện đại.

34

a. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truyền thống

Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truyền thống bao gồm: Phương pháp xác định chi phí theo công việc (hay gọi là đơn đặt hàng) và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.

Với các đặc điểm của sản phẩm xây lắp như mang tính đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, giá trị sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký kết,... thì phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp cho các DNXL là: Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc (đơn đặt hàng)

* Nội dung và quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo công việc:

Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách, phòng kế hoạch công bố Lệnh sản xuất trong đó chỉ định các công việc phải làm và chi phí được tính thông qua các loại chứng từ như: Phiếu xuất kho nguyên liệu, Phiếu theo dõi lao động, Phiếu phân bổ chi phí sản xuất chung.Các khoản chi phí sản xuất khác nhau đều được tập hợp vào phiếu chi phí công việc. Phiếu này là căn cứ để xác định: Tổng số chi phí sản xuất, giá thành đơn vị, tổng giá thành sản phẩm, chi phí hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên liệu, các chứng từ mua nguyên vật liệu khi đưa ngay nguyên vật liệu vào sản xuất không qua kho.

- Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên Phiếu theo dõi lao động.

- Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ ước tính. Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến hoạt động sản xuất của nhiều đơn hàng, không thể tập hợp ngay khi phát sinh chi phí nên sẽ tập hợp trên một thẻ chi phí riêng. Đến cuối tháng, toàn bộ chi phí sẽ được tổng hợp và

35

phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức thích hợp. Số được phân bổ sau đó sẽ được ghi vào phiếu chi phí công việc cho đơn đặt hàng đó.

Vì chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế thì đến cuối kỳ mới tổng hợp được mà nhu cầu sử dụng thông tin về chi phí đơn vị lại cần có ngay từ đầu kỳ, chẳng hạn khi doanh nghiệp phải chào giá đấu thầu hay quyết định nhanh về chấp nhận các đơn chào hàng từ khách hàng, nên các doanh nghiệp thường ước tính chi phí sản xuất chung từ đầu kỳ. Dựa trên tổng chi phí sản xuất chung ước tính và tổng mức hoạt động chung ước tính, doanh nghiệp tính mức chi phí sản xuất chung cho từng công việc, đơn đặt hàng theo 2 bước như sau:

* Bước 1: Xác định hệ số phân bổ

Hệ số phân bổ Tổng CPSXC ước tính

cpsχc Tổng mức hoạt động chung ước tính

(1.7)[9,tr93]

* Bước 2: Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng

Mức phân bổ ước Hệ số Mức hoạt động ước

tính CPSXC cho = phân bổ × tính chung của từng

từng công việc cpsχc công việc

(1.8)[9,tr 94]

Ta có thể khái quát nội dung phương pháp xác định chi phí theo công việc qua sơ đồ (Phụ lục 02)

b. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm hiện đại

> Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo mô hình chi phí mục tiêu (Target-Costing)

Mô hình chi phí mục tiêu có nguồn gốc từ các nước phát triển. Đó là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hoá sản phẩm mới. Phương pháp

36

này cũng cho phép nhà quản trị dự đoán được mục tiêu lợi nhuận đã xác định trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm.

Tính giá theo chi phí mục tiêu "Target Cost" là một trong các phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị chi phí. Tính ưu việt của phương pháp đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của công nghệ sản xuất.

Phương pháp này được hiểu như sau: Phương pháp cho phép doanh nghiệp tạo ra các cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm.

Như vậy, chi phí mục tiêu gắn liền với lợi nhuận có thể đạt được theo chu kỳ sống của sản phẩm, định nghĩa về phương pháp chi phí mục tiêu nhấn mạnh mục tiêu dần phải đạt được và thời gian phân tích là chu kỳ sống của sản phẩm. Điều này làm cho phương pháp chi phí mục tiêu khác với phương pháp truyền thống. Từ đó chi phí mục tiêu trở thành công cụ quản trị chi phí mà nhà quản trị hoạch định chính sách hoạt động sử dụng trong các giai đoạn thiết kế và sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong tương lai. Chi phí mục tiêu được tiến hành song song với các bước quy trình chế tạo sản phẩm. Với mỗi bước của quy trình chế tạo sản phẩm, chi phí mục tiêu thực hiện nội dung khác nhau. Ở giai đoạn nghiên cứu thị trường, nhà quản trị xác định giá bán dự kiến của sản phẩm, chuẩn bị các điều kiện sản xuất. Nhà quản trị xác định được lợi nhuận mục tiêu trên cơ sở giá bán dự kiến. Dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, nhà quản trị xác định chi phí trần có thể chấp nhận. Các yếu tố này được coi là cố định trong phương pháp chi phí mục tiêu. Giai đoạn kế tiếp, nhà quản trị ước tính chi phí sản xuất theo các điều kiện cụ thể của doanh

37

nghiệp. Đây là giai đoạn định mức chi phí sản xuất mà không gắn với chi phí trần. trên cơ sở ước tính và chi phí trần, nhằm xác định chi phí mục tiêu. Do vậy, chi phí mục tiêu được xác lập dựa trên chi phí trần có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo điều kiện của doanh nghiệp. Chi phí mục tiêu không thể vượt qua chi phí trần. Sau khi xác lập được chi phí mục tiêu, các định mức chi phí được xây dựng để kiểm soát chi phí.

Như vậy, điểm khác biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí truyền thống là việc xác lập chi phí mục tiêu không chỉ quan tâm đến điều kiện sản xuất mà còn chú ý đến cả lợi nhuận mục tiêu. Chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản xuất mong muốn. Sau khi xác định được chi phí mục tiêu, nhà quản trị phải tổ chức quản trị chi phí theo từng giai đoạn của quy trình sản xuất từ khâu thiết kế đến khâu thi công, từ khâu kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, làm sao cho chi phí thực tế không vượt quá chi phí mục tiêu. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tổ chức sản xuất và quản trị chi phí thật nghiêm ngặt ở tất các giai đoạn của quy trình sản xuất. Mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã xác định.

Sơ đồ thể hiện Chi phí mục tiêu và các giai đoạn phát triển sản phẩm

(Phụ lục 3)

Phương pháp xác định chi phí mục tiêu bao gồm các giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất. Việc xác định chi phí cho các bộ phận này phải dựa vào mức độ quan trọng khác nhau về vai trò của các bộ phận đối với sản phẩm. Từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng bộ phận trong tổng chi phí cấu thành sản phẩm.

38

+ Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định quá trình thực hiện những thành phần của sản phẩm có chi phí cao so với tầm quan trọng đã xác định ở giai đoan truớc. Từ đó phải có phuơng pháp điều chỉnh, quản lý chặt chẽ để hạ thấp chi phí sản xuất. Bên cạnh đó giai đoạn này cũng cần phát hiện các sản phẩm có chi phí quá thấp so với tầm quan trọng của nó. Việc sản xuất các thành phần này cũng phải đuợc điều chỉnh cho phù hợp với tầm quan trọng của nó có trong sản phẩm sản xuất.

+ Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả, nếu chi phí sản xuất đã đạt đuợc đến chi phí trần, cần phải dừng lại các hoạt động ở giai đoạn 2 vì sản phẩm sản xuất không mang lại lợi nhuận. Nếu chi phí sản xuất chua đạt đến chi phí trần nhung đạt đến chi phí mục tiêu: Cần xem xét lại giai đoạn 1 và 2, phải xem xét giai đoạn thiết kế đã hợp lý chua hoặc xem lại các buớc trong giai đoạn sản xuất để giảm chi phí sản xuất.

> Phuơng pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt động ( Activity - Based Costing-ABC)

Để khắc phục những hạn chế của phuơng pháp xác định chi phí truyền thống, các nhà kinh tế nghiên cứu và ứng dụng phuơng pháp tính giá thành sản phẩm mới, thực chất là phuơng pháp phân bổ chi phí sản xuất chung mới - phuơng pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (Activity - Based Costing-ABC).

- Nội dung phuơng pháp ABC:Khác với mô hình truyền thống, mô hình ABC tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất vào từng hoạt động (mỗi hoạt động là tập hợp những chi phí gián tiếp có cùng nguồn gốc, bản chất tuơng đuơng). Từ đó phân bổ chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ theo các tiêu thức thích hợp. Khoản chi phí gián tiếp này đuợc phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với CPNVLTT và CPNCTT.

39

- Các bước thực hiện mô hình ABC:

+ Bước 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp trong các đơn vị sản xuất thường bao gồm chi phí vật liệu, nhân công của công nhân trực tiếp, trong mỗi đối tượng chịu chi phí các khoản chi phí này thường dễ nhận diện và tập hợp thẳng vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản xuất sản phẩm.

+Bước 2: Nhận diện các hoạt động.

Nhận diện các hoạt động tạo ra chi phí gián tiếp là vấn đề cơ bản của phương pháp ABC. Theo phương pháp này, mối hoạt động thường bao gồm các khoản chi phí có cùng nguồn gốc phát sinh (cost driver). Do vậy phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của mỗi doanh nghiệp có các hoạt động tạo ra chi phí gián tiếp khác nhau. Các hoạt động đó thường xuất phát từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, vận hành máy, kiểm tra sản phẩm và nghiệm thu... Do vậy mỗi một hoạt động cần tập hợp chi phí riêng, sau đó chọn tiêu thức khoa học phân bổ chi phí vào các đối tượng tính giá thành.

+ Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động.

Sau khi chi phí gián tiếp được tập hợp cho từng hoạt động, sẽ tiến hảnh phân bổ cho từng đối tượng tính giá theo các tiêu thức khoa học. Do vậy, cần chọn tiêu thức đảm bảo tính đại diện của chi phí, tiêu thức dễ tính toán, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Tiêu thức phân bổ sẽ tác động tới độ chính xác khi chọn tiêu thức phân bổ, các chuyên gia kế toán quản trị thường tiến hành các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên phân xưởng có liên quan đến các khoản chi phí của từng hoạt động.

40

Dựa trên chi phí của từng nhóm hoạt động, kế toán quản trị chọn các tiêu thức khoa học phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ. Nếu hoạt động liên quan đến một loại sản phẩm thì kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí đó cho đối tuợng tính giá thành. Nếu hoạt động liên quan tới 2 loại sản phẩm trở lên thì phải tính toán hệ số phân bổ, sau đó xác định mức phân bổ chi phí của từng hoạt động cho từng loại sản phẩm cụ thể.

1.3.4. Phân tích thông tin về chi phí phục vụ cho việc ra quyết định1.3.4.1. Phân tích biến động của chi phí

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 43 - 51)