Kinh nghiệm kế toán quản trị chiphí của một số nước trên thế giới và

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 62)

và bài học kinh nghiệm cho các Doanh nghiệp xây lắp Việt Nam

Các thông tin do kế toán quản trị cung cấp là một trong những nguồn thông tinquan trọng giúp các nhà quản trị điều hành, hoạch định và ra các quyết định kinh doanh. Để có được nguồn thông tin này, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tổ chức kế toán quản trị theo mô hình thích hợp. Kế toán quản trị đã hình thành, phát triển vô cùng nhanh chóng cả về lý luận và thực tiễn trên thế giới, quá trình đó vừa tạo nênnhững điểm chung và khuynh hướng riêng ở từng nước. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có 2 mô hình tổ chức kế toán quản trị mà các doanh nghiệp có thể xem xét, nghiên cứu và vận dụng:

* Mô hình tổ chức kế toán quản trị ở Mỹ

Mỹ là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềm lực kinh tế và phong cách quản lý tài chính theo thị trường mở. Kế toán quản trị ở Mỹ là nền kế toán quản trị tiên phong trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin.

Hệ thống kế toán quản trị ở Mỹ được tổ chức kết hợp với hệ thống kế toán tài chính trong cùng một bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán không phân chia thành bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính mà được chia thành các bộ phận kế toán thực hiện các phần hành công việc kế toán theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các bộ phận này vừa làm công việc của kế toán tài chính, vừa làm công việc của kế toán quản trị nhằm thoả mãn, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán tài chính sử dụng hệ thống tài khoản tổng

52

hợp, báo cáo tổng hợp, còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết, báo cáo bộ phận để thu nhận và xử lý thông tin.

Trước đây kế toán Mỹ chỉ tập chung nhiều cho lĩnh vực kế toán tài chính, tuy nhiên ngày nay khi mà việc hạch toán và phân tích chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp bộ phận quản trị ra các quyết định thì kế toán quản trị chiếm một vị trí quan trọng.

Kế toán quản trị Mỹ cũng coi trọng việc phân loại chi phí, đặc biệt là phân loại chi phí theo mức độ hoạt động nhằm phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận để trả lời các câu hỏi như: Lợi nhuận sẽ như thế nào ở các mức tiêu thụ khác nhau? Mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt mức lợi nhuận cá biệt đó? Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng hai phương pháp cơ bản là hạch toán chi phí theo công việc và hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất.Việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong kế toán quản trị Mỹ đặt trọng tâm vào quá trình ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và phân tích các báo cáo tài chính.

Kế toán quản trị Mỹ xem quá trình lập dự toán có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt và phản ánh các kết quả của các quyết định lập kế hoạch, từ các quyết định về giá, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu chi phí đến các quyết định về cổ tức và các khoản đầu tư mới.

Như vậy, kế toán quản trị Mỹ chú trọng đến công tác lập dự toán, xây dựng các mục tiêu cụ thể trong thời kỳ ngắn hạn thông qua việc sử dụng một hệ thống phương pháp đa dạng, trong đó có sử dụng nhiều phương pháp của các môn khoa học khác để lượng hoá thông tin, phân tích, diễn giải và lựa chọn các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, kế toán quản trị trong doanh nghiệp ở Mỹ đã xuất hiện một vài thay đổi về cấu trúc thông tin, nâng cao tính định tính của

53

thông tin, tính kiểm soát để bổ sung cho những thiếu sót, lạc hậu, không hữu hiệu so với thế giới.

Do đó, thông tin của kế toán quản trị Mỹ có tính thuyết phục và đáp ứng nhu cầu quản trị cao.

* Mô hình tổ chức kế toán quản trị ở Pháp

Cộng hoà Pháp là một nuớc Tây Âu có nền kinh tế phát triển lâu đời, công tác quản lý kinh tế nói chung và kế toán nói riêng ở trình độ cao.

Hệ thống kế toán Pháp bao gồm hai bộ phận kế toán tài chính (kế toán tổng quát) và kế toán quản trị (kế toán phân tích). Hệ thống kế toán quản trị đuợc tổ chức thành bộ máy riêng (phòng kế toán quản trị hay bộ phận kế toán quản trị) sử dụng hệ thống tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán nội bộ tách rời, độc lập tuơng đối với kế toán tài chính.

Kế toán quản trị Pháp đặc biệt coi trọng vào việc xác định và kiểm soát chi phí bằng cách chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm trách nhiệm, phân tích, đánh giá và tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch chi phí.

Mục tiêu của kế toán quản trị Pháp là tính đuợc chi phí của từng trung tâm, giá thành của từng sản phẩm, dịch vụ, thiết lập đuợc các khoản dự toán chi phí và kết quả, kiểm soát việc thực hiện và giải thích đuợc các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế. Công tác phân tích kết quả kinh doanh, đánh giá các nhân tố ảnh huởng đến tình hình kinh doanh đuợc tiến hành rất thận trọng. Thông tin kế toán quản trị đuợc thu thập, xử lý thông qua các phuơng tiện kỹ thuật cao thông qua các phuơng pháp tính toán khoa học nên đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

* Bài học kinh nghiệm vận dụng vào các DNXL Việt Nam nói chung và Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất nói riêng:

54

Nghiên cứu mô hình tổ chức kế toán quản trị ở một số nước có nền kinh tế phát triển sẽ giúp chúng ta học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Những bài học kinh nghiệm đó là:

- Nên tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo mô hình của Mỹ, nghĩa là kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng bộ máy kế toán nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, phù hợp với trình độ của cán bộ kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước;

- Kế toán quản trị nên sử dụng các tài khoản của kế toán tài chính nhưng mở chi tiết theo yêu cầu quản lý và các báo cáo bộ phận để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách kịp thời phục vụ cho quá trình ra các quyết định kinh doanh;

- Mỗi phần hành kế toán nên phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của mỗi cá nhân, đồng thời tránh chồng chéo trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp;

- Chi phí sản xuất cần phải được phân loại một cách rõ ràng, đầy đủ, theo nhiều tiêu thức khác nhau để phản ánh và nắm rõ được đầy đủ tất cả các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, nhận biết được các khoản chi phí phát sinh từ đó giúp cho các nhà quản trị quản lý chi phí một cách chặt chẽ;

- Nghiên cứu ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để đưa ra các quyết định kinh doanh trong các điều kiện khả năng sẵn có của doanh nghiệp để đạt được mức lợi nhuận thuần như dự kiến;

55

- Chú trọng đến việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán xây dựng một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến phân tích kết quả hoạt động trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra, tìm ra nguyên nhân của mọi sai lệch, chỉ ra bộ phận chịu trách nhiệm để có giải pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời;

Tiếp thu những kinh nghiệm quí báu của các nước có nền kinh tế phát triển sẽ giúp chúng ta xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán quản trị, đặc biệt là công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng một cách khoa học, hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong DNXL. Trước hết,làm rõ bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí, đồng thời phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXL và ảnh hưởng của nó đến kế toán quản trị chi phí. Luận văn đã hệ thống và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí trong các DNXL bao gồm: phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phương pháp xác định chi phí trong DNXL, phân tích thông tin về chi phí phục vụ cho việc ra quyết định. Ngoài những vấn đề đã nêu, luận văn còn giới thiệu một số mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí của các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNXL Việt Nam. Những vần đề nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở, tiền đề để nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty.

56

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG THỐNG NHẤT 2.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thống Nhất

2.1.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu

hạn xây dựng Thống Nhất

Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thống Nhất được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2700369999do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 02 tháng 10 năm 2008 với số vốn điều lệ 333.000.000.000 đồng(ba trăm ba mươi ba tỷ đồng).

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỐNG NHẤT.

Tên công ty viết bằng tiếng nước Ngoài: THONG NHAT CONSTRUCTION COMPANY LIMITED.

Tên công ty viết tắt: THONG NHAT CO., LTD

Địa chỉ trụ sở chính: Phố 9, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Điện thoại: 0229.3871.401 Fax: 0229.3883.669

Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất là công ty chuyên về Xây dựng các công trình thủy lợi, Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;... Công ty có đầy đủ các đặc điểm của các Doanh nghiệp xây lắp như sản phẩm có tính riêng lẻ, có quy mô lớn, giá trị cáo, thời gian thi công thường kéo dài, các hoạt động sản xuất thì diễn ra ngoài trời, và phân tán tại nhiều địa điểm, Sản phẩm sau khi sản xuất xong thì được tiêu thụ ngay tại nơi sản xuất và theo giá đã thỏa thuận hay giá dự thầu. Các đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ tới ktoán quản trị của công ty như về công tác xây dựng định mức và lập dự toán,

57

phương pháp xác định chi phí, đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí,...

2.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty trách nhiệm hữu

hạn xây dựng Thống Nhất

Để đảm bảo cho việc sản xuất và thi công được thực hiện một cách có hiệu quả, Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

- Hội đồng thành viên: Là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, là đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.

- Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và ba Phó giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty, do Hội

58

đồng thành viên bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết quả kinh doanh của Công ty. Các Phó giám đốc phụ trách các mảng khác nhau giúp việc cho Giám đốc nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Phòng Tổ chức - hành chính: Giúp Công ty nghiên cứu và sử dụng bộ máy quản lý, kinh doanh, tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ, chịu trách nhiệm trong tuyển dụng và đào tạo lại cán bộ, có nhiệm vụ thực hiện các công tác quản lý hành chính của Công ty.

- Phòng kế hoạch tổng hợp: Tham mưu cùng ban giám đốc lập kế hoạch cho các dự án, lập dự toán cho các công trình, phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

- Phòng kỹ thuật: Quản lý các các quy trình, quy phạm trong quá trình sản xuất, thi công, nghiên cứu ứng dụng những quy trình quy phạm mới, đồng thời phụ trách về chất lượng công trình.

- Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về quyết toán vật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và công cụ dụng cụ cho các đơn vị trong Công ty thi công công trình.

- Phòng tài chính - kế toán:Hạch toán kế toán tài sản cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty đồng thời tư vấn, kiến nghị về tình hình tài chính của Công ty.

- Đội xây dựng công trình: Bao gồm đội trưởng đội xây dựng, kế toán đội và các cán bộ kỹ thuật... chịu trách nhiệm tổ chức thi công công trình được giao.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn xâydựng Thống Nhất dựng Thống Nhất

59

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng, tham mưu với giám đốc, ban lãnh đạo Công ty, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc Công ty về tính chính xác, tính pháp lý về lĩnh vực kế toán tài chính của đơn vị.

- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu, tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính, tham mưu cho kế toán trưởng.

- Kế toán TSCĐ, NVL: Theo dõi nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại, kiểm kê, theo dõi... từng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Theo dõi tình hình nguyên vật liệu.

- Kế toán thuế: Làm nhiệm vụ theo dõi tổng hợp và các phần hành kế toán liên quan để kê khai, quyết toán thuế hàng tháng đúng với quy định của nhà nước. Tính toán thuế GTGT đầu ra chính xác, kịp thời.

60

- Kế toán nghiệp vụ ngân hàng: Thanh toán thuế phải nộp, giao dịch với ngân hàng, lập kế hoạch vay vốn từng quỹ. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ chuyển tiền, tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế tên ngân hàng mà mình chuyển tiền đến.

- Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền lương kiêm kế toán công nợ: Quản lý thu chi tiền mặt, cuối kỳ cùng với thủ quỹ kiểm kê quỹ tiền mặt.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 62)