❖ Khái niệm chi phí sản xuất
Theo Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung thì chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp [2].
Trong kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất chiếm một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một doanh nghiệp cũng như của xã hội. Chi phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội. Giảm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
Xét ở phạm vi hẹp hơn, chi phí sản xuất trong XDCB là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cùng các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình phát sinh và cấu thành nên một sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất XDCB gồm hai bộ phận:
- Lao động sống: Là các chi phí về tiền công, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí sản phẩm xây lắp
- Lao động vật hóa: Bao gồm chi phí sử dụng TSCĐ, chi phí NVL, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ.. .Trong chi phí về lao động vật hóa bao gồm hai yếu tố cơ bản là tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Trên thực tế, trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp còn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác ngoài chi phí về lao động sống và lao động vật hóa. Vì vậy, hiểu theo một cách đầy đủ, chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
❖Phân loại chi phí sản xuất:
Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những nội dung nhất định. Trong XDCB, CPSX bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lí đối với từng loại khác nhau. Việc quản lí chi phí không chỉ dựa vào số liệu tổng hợp mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình. Do đó, phân loại CPSX là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Thứ nhất, phân loại theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Theo cách phân loại này, CPSX của doanh nghiệp được chia thành:
- Chi phí ban đầu: là chi phí mà ngay từ đầu quá trình sản xuất doanh nghiệp phải tổ chức chuẩn bị. Chi phí này phát sinh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài, nên còn gọi là chi phí ngoại sinh. Chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố chi phí có nội dung kinh tế khác nhau và không thể phân chia được nữa về nội dung kinh tế, vì vậy mỗi yếu tố được gọi là chi phí đơn nhất.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Các chi phí này phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. Do đó, chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí tổng hợp được cấu thành bởi nhiều khoản chi phí ban đầu nên còn gọi là chi phí hỗn hợp.
Cách phân loại theo tiêu thức này cho biết chi phí sản xuất đơn nhất theo từng yếu tố, đồng thời xác định được nội dung của từng khoản chi phí, tạo điều kiện cho việc xác định phương pháp và trình tự tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này, CPSX của doanh nghiệp bao gồm các mục chính:
- CPNVLTT: Gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện bê tông chế sẵn...) chi phí này không bao gồm thiết bị do Chủ đầu tư bàn giao.
- CPNCTT: Gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN) của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận chuyển vật liệu thi công, công nhân làm nhiệm vụ bảo dưỡng, dọn dẹp trên công trường.
- CPSDMTC: Gồm chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực hiện công tác xây lắp và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình bao gồm: Tien lương công nhân điều khiển máy, nguyên nhiên liệu sử dụng cho máy, khấu hao máy thi công.
- CPSXC: Bao gồm các chi phí có liên quan đến tổ, đội xây lắp, tức là liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình. Nội dung của các khoản chi phí này gồm: lương nhân viên tổ, đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và công nhân sản xuất, lương phụ của công nhân sản xuất; chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất, các đội sản xuất để quản lý các hoạt động sản xuất ở phân xưởng; chi phí về công cụ, dụng cụ được sử dụng ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất; khấu hao TSCĐ (không phải là khấu hao máy móc thi công); chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, văn phòng phẩm..), chi phí bằng tiền khác: chi tiếp khách, nghiệm thu bàn giao công trình..
Cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kì sau. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để lập Báo cáo CPSX theo yếu tố trên Bảng thuyết minh BCTC, xây dựng định mức Vốn lưu động, lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức lao động tiền lương, thuê máy thi công.
tượng theo các khoản mục giá thành trong XDCB nên cách phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp XDCB.
Trên đây là các cách phân loại chi phí sản xuất thường dùng trong doanh nghiệp XDCB, ngoài ra chi phí sản xuất còn được phân loại thành: Định phí và biến phí, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp...
Thứ ba, phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Theo cách phân loại này chi phí được chia thành:
- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thau đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí.
Việc phân loại này là căn cứ để xác định điểm hòa vốn, giúp nhà quản lý sử dụng có hiệu quả hơn.
Thứ tư, phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó phân bổ cho từng đối tượng.
Cách phân loại này giúp ích rất nhiều trong kĩ thuật hạch toán và các báo cáo quản trị.
Thứ năm, phân loại theo dự toán.
Để lập dự toán công trình người ta phân loại chi phí sản xuất thành các khoản sau: chi phí xây lắp, chi phí mua sắm, chi phí khác và chi phí dự phòng.
1.1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp
❖Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Trong sản xuất, CPSX chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí, để đánh giá chất lượng SXKD của một doanh nghiệp, CPSX phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Quan hệ so sánh đó hình thành nên khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Đối với doanh nghiệp xây lắp giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ảnh chất lượng của hoạt động xây lắp, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, trong quá trình sản xuất cũng như cá giải pháp kinh tế kĩ thuật mà đơn vị đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, là căn cứ để tính toán hiệu quả kinh tế hoạt động xây lắp của đơn vị.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước là đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Quá trình sản xuất là quá trình hoạt động liên tục, ghi nhận sự gia tăng liên tục của chi phí, tuy nhiên, việc tính giá thành sản phẩm chỉ diễn ra tại một thời điểm (thường là cuối kì). Tại đó có thể một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành nhưng nó đã chứa đựng một lượng chi phí nhất định, đó chính là chi phí của sản phẩm làm dở cuối kì trước chuyển sang. Do đó, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì gồm chi phí sản xuất của kì trước chuyển sang và chi phí phát sinh của kì này trừ đi chi phí của sản phẩm làm dở cuối kì.
Tổng giá thành CPSX dở dang CPSX phát CPSX dở dang
sinh trong kì
Chức năng vốn có của giá thành sản phẩm xoay quanh các vấn đề:
- Chức năng bù đắp chi phí: mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh cần phải bỏ ra một lượng hao phí nhất định, hao phí này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất.
- Chức năng thước đo hiệu quả SXKD: khi giá thành sản phẩm hạ trong điều kiện giá bán sản phẩm không thay đổi, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận, thể hiện kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp kinh tế, kĩ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình SXKD.
- Chức năng lập giá: giá cả của sản phẩm tiêu thụ trên thị trường phải được xác định căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết. Việc hình thành giá cả sản phẩm dựa vào giá thành bình quân của ngành, của địa phương trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường. Do đó, cần phải xác định được những hao phí hợp lý tạo nên giá thành sản phẩm.
❖Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Trong XDCB, giá thành sản phẩm thường được phân loại như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào thời điểm tính giá thành và cơ sở số liệu:
- Giá trị dự toán: Là phần còn lại sau khi lấy giá trị dự toán xây lắp công trình trừ đi phần thuế và lãi định mức; Là giá trị sản phẩm xây lắp được xây lắp trên cơ sở thiết kế kĩ thuật đã được duyệt, các định mức kĩ thuật do Nhà Nước qui định, tính theo đơn giá tổng hợp từng khu vực thi công và phần lợi nhuận định mức của nhà thầu (giá trị dự toán có thể cộng thêm thuế GTGT).
- Giá thành dự toán: là toàn bộ các chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sản phẩm xây lắp theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo các định mức kinh tế kĩ thuật do Nhà Nước ban hành để xây lắp công trình.
Giá thành dự Giá trị dự toán
toán sản phẩm = sản phẩm xây - Lãi định mức - Thue GTGT
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây lắp trên cơ sở những điều kiện cụ
thể của doanh nghiệp về các định mức đơn giá, biện pháp thi công... Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán Mức hạ giá sản phẩm xây lắp sản phẩm xây lắp thành kế hoạch
- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp và được xác định theo số liệu kế toán. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ tính được khi quá trình sản xuất xây lắp đã kết thúc và tạo ra sản phẩm.
Tùy theo nỗ lực của DN mà giá thành thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thành dự toán và giá trị dự toán.
Nói chung, để đảm bảo có lãi, về nguyên tắc khi xây lắp kế hoạch giá thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành phải đảm bảo mối quan hệ sau:
Giá thành thực tế < Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán
Thứ hai, căn cứ vào phạm vi tính giá thành:
- Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh: Là giá thành của các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, chất lượng theo thiết kế, hợp đồng được Chủ đầu tư chấp nhận thanh toán.
- Giá thành công tác xây lắp hoàn thành quy ước: Là giá thành của khối lượng
hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải đảm bảo điều kiện: + Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng qui định;
+ Khối lượng phải được xác định một cách cụ thể, được Chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán;
+ Phải đạt được đến điểm dừng kĩ thuật hợp lý.
- Giá thành là khối lượng xây lắp hoàn thành do DN xây lắp tự xác định: DN được thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây lắp.