thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
❖ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm theo các phạm vi, giới hạn đó. Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí căn cứ vào các yếu tố: + Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất;
+ Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm (giản đơn hay phức tạp, liên tục hay song song...);
+ Loại hình sản xuất sản phẩm (đơn chiếc hay hàng loạt. );
+ Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp;
+ Năng lực quản lí nói chung và hạch toán nói riêng của doanh nghiệp.
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp dẫn đến đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong xây lắp có thể là: hợp đồng xây lắp, công trình, hạng mục công trình, khu vực thi công.
❖ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất xây lắp
Thứ nhất, tập hợp CPSXxây lắp theo công trình, hạng mục công trình:
Theo phương pháp này, hàng kì (quý, tháng), các chi phí phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế của đối tượng đó chính là tổng chi phí được tập hợp kể từ khi bắt đầu thi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ công trình, hạng mục công trình.
Thứ hai, tập hợp CPSXxây lắp theo đơn đặt hàng:
Theo phương pháp này, hàng kì chi phí phát sinh được phân loại và tập hợp theo từng Đơn đặt hàng riêng. Khi đơn đặt hàng được hoàn thành thì tổng chi phí phát sinh được tập hợp chính là giá thành thực tế. Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng riêng.
Thứ ba, tập hợp CPSXxây lắp theo đơn vị thi công:
Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công công trình. Trong từng đơn vị thi công đó, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như: công trình, hạng mục công trình. Cuối tháng tập hợp chi phí ở từng đơn vị thi công để so sánh với dự toán. Trên thực tế có nhiều yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, khi đó chi phí cần được phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí một cách chính xác và hợp lí, có thể sử dụng các phương pháp tập hợp sau:
+ Phương pháp tập hợp trực tiếp: kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên độ chính xác cao hơn.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán toán tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan theo công thức:
Ci = (C/Ti) x ti
Trong đó: - Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i - C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ
- Ti: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
- ti: Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i
1.2.2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
❖ Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Để đo lường hiệu quả hoạt động của mình, các Doanh nghiệp phải xác định đúng, đủ, chính xác giá thành sản phẩm và công việc đầu tiên là xác định được đúng
đối tượng tính giá thành.
Trong hoạt động xây lắp, đối tượng tính giá thành tùy thuộc vào:
- Đối tượng lập dự toán: thường lập cho công trình, hạng mục công trình. - Phương thức dự toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng: Thanh toán một lần sau khi công trình hoàn thành toàn bộ hay thanh toán nhiều lần tương ứng với từng bộ phận công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây lắp.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh: Nếu đối tượng lập dự toán
là công trình và được thanh toán theo công trình, hạng mục công trình.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước:
nếu đối tượng lập dự toán là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kĩ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định và được thanh toán theo từng giai đoạn.
- Đối tượng tính giá thành là khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định do doanh nghiệp xây lắp tự xác định: Trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây lắp.
❖Kì tính giá thành sản phẩm xây lắp
Kì tính giá thành sản phẩm là thời kì bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kì tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm, lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kì sản xuất sản phẩm, kì tính giá thành trong Doanh nghiệp XDCB thường là:
+ Đối với những sản phẩm được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kì tính giá thành của sản phẩm đó là khi hoàn thành.
+ Đối với những sản phẩm khối lượng lớn, thời gian thi công dài, kì tính giá thành là khi hoàn thành bộ phận sản phẩm có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặc
khi từng phần công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kĩ thuật hợp lý theo thiết kế kĩ thuật có ghi trong Hợp đồng thi công được bàn giao thanh toán...
❖Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được của kế toán để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành trong kì theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kì tính giá thành đã xác định.
Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán sẽ sử dụng phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng. Trong các Doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
Thứ nhất, phương pháp trực tiếp (giản đơn):
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các CPSX phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của nó, trên cơ sở số liệu CPSX đã tập hợp trong kì và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Z = D dk + C - D CK
Trong đó :
D dk : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kì. C : Chi phí sản xuất phát sinh trong kì. D ck : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kì.
Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận nhưng không có điều kiện theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó, giá thành thực tế của từng hạng mục công trình sẽ là:
Ztt = Gdt1 × H Trong đó: H là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế _ ∑C ×100 H---— ∑Gdt
∑C : tổng chi phí thực tế của các công trình
∑ Gdt : tổng dự toán của tất cả các công trình ∑ Gdti : giá trị dự toán của hạng mục công trình Ztt : giá thành thực tế của từng hạng mục
Thứ hai, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp Doanh nghiệp nhận thầu theo Đơn đặt hàng. CPSX thực tế phát sinh được tập hợp theo từng Đơn đặt hàng và giá thành thực tế của Đơn đặt hàng đó chính là toàn bộ CPSX tập hợp từ khi khởi công đến khi hoàn thành Đơn đặt hàng.
Thứ ba, phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng với công việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp sản phẩm có thể chia ra các đối tượng sản xuất khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp CPSX là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành cuối cùng phải tổng hợp CPSX trừ đi chi phí thực tế của SPDD cuối kì của từng đội và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kì.
Công thức: Z = D dk + C∣ + C 2 +...+ C n - DCK
Trong đó: C i (i=(1,n )) : CPSX ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình của một công trình.
Thứ tư, phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này, việc tính giá thành sản phẩm được được áp dụng với các Doanh nghiệp thoả mãn điều kiện sau:
thời điểm tính giá thành.
- Chỉ ra một cách chính xác các thay đổi định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.
- Xác định được các chệnh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó.
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định theo công thức:
Giá thành thực Chênh lệch do Chênh lệch do
„ Giá thành
tế của SP ± thay đổi định ± thoát ly định
r = định mức
xây lắp mức mức
Trong đó, giá thành định mức của sản phẩm được xác định căn cứ vào định mức kinh tế, kĩ thuật hiện hành; chênh lệch định mức là số chênh lệch do thoát ly định mức; thay đổi định mức là do định mức kì này so với kì trước.
Chênh lệch do Chiphí thực tế Chiphí định mức
= -
thoát ly định mức (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục)
Thay đổi định
= Định mức mới - Định mức cũ
mức
Ngoài ra, các Doanh nghiệp XDCB còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như:
+ Phương pháp tính giá thành theo hệ số. + Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ...
1.3. Ke toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.3.1. Ke toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp hạch toán: Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung có hai phương pháp quản lý hàng tồn kho là: Phương pháp kê khai thường xuyên; Phương pháp kiểm kê định kì. Nhưng đối với các doanh nghiệp xây lắp, do đặc điểm sản phẩm, ngành nghề riêng biệt: Các sản phẩm xây lắp thường mang tính đơn chiếc với quy mô lớn, quy trình công nghệ phức tạp nên thông thường các doanh nghiệp cơ
nghi phép phái trả cho còng nhàn 33 8 Tinh BHXHs BHTTs BHTNs ~ --LT- -- ----T--⅛---► KPCD cho công nhân sản xuàt
thực hiện dịch vụ
P/b chi phi nhân công sử dụng chung cho hơp đồng hợp tác
3331
bản chỉ hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương pháp kiểm kê định kì.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho...
Tài khoản sử dụng: Để phản ánh CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí, sử dụng để tập hợp các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp các công trình, hạng mục công trình hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp phát sinh trong kì. Căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán hạch toán CPNVLTT theo sơ đồ 1.1 như sau:
15 2
62 1
Chi phi NVL trực tiêp 15 4
Xuat kho NVL dùng cho sàn xuât sản phàm, thực hiện dịch vụ
Cuối kỳ, kết chuyên chi phi nguyên Hệu, vật Bệu trực tiêp sang TK 154
111, 112,331 15 2
Mua NV7L dùng ngay vào săn xuât săn phấm. thực hiện dịch vụ
13 3
Thuế GTGT. được khâu trữ
Chi phi NV7L sứ dụng cho hợp đồng họp tãc Idnh doanh
không hêt nhập kho
Phân chi phí NVL trực tiẻp vượt trên mức bình thường
632
13 8 Phàn bỗ chi phi NV7L sử dụng
chung cho họp đồng hợp tác 3331
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.2. Ke toán chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ sử dụng: Hợp đồng lao động, Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tài khoản sử dụng: TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp trên công trường và lắp đặt thiết bị, tiền phụ cấp làm thêm giờ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm tổ trưởng, phụ cấp độc hại, các khoản lương phụ...
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến CPNCTT theo sơ đồ 1.2.
622
3 3 4 Chi phí nhân cóng trực tiêp 15 4
Tiên lương phái trà công nhân trực tiểp sân xuất sân phấm, thực hiện dịch vụ
5
Trich trước tiền --- ---> lương nghi phép của cồng nhân sán xuất
Cuôi kỳ. kêt chuyên chi phi nhân còng trực tièp
Phần chi phi nhân cóng trực . ũêp \ượt trên mức bình thướng
111,112,331 13 8
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.3. Ke toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là một bộ phận trong TSCĐ, bao gồm tất cả các loại xe máy kể cả thiết bị chuyển động bằng động cơ (chạy bằng hơi nước,diezel, xăng dầu...), được sử dụng trực tiếp cho xây lắp trên các công trường thay thế cho sức lao động của con người trong các công việc làm đất đá, bê tông, nền móng, vận chuyển. máy nghiền đá, máy trộn bê tông, máy san nền, máy xúc, máy vận thăng.
Chứng từ sử dụng: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng máy thi công, Phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công, Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho nguyên nhiên liệu sử dụng cho máy thi công, Giấy tạm ứng.
Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào: TK 621, TK 622, TK 627.
Tài khoản 623 không bao gồm các khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công. Phần chi phí sử