CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp. CPSX phản
ánh mặt hao phí của quá trình sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí là điều kiện cơ sở để tính giá thành.
CPSX và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên về mặt phạm vi, CPSX bao gồm cả CPSX sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm CPSX ra sản phẩm (CPSX trực tiếp và CPSX chung). Mặt khác, CPSX luôn gắn với từng thời kì phát sinh chi phí còn giá thành lại đồng thời liên quan tới cả chi phí phát sinh trong kì và chi phí kì trước (chi phí dở dang đầu kì chuyển sang). Giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kì mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kì nào, còn CPSX bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một kì sản xuất kinh doanh mà không tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành hay chưa.
Theo quan điểm truyền thống, giá thành sản phẩm được xác định như sau:
Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh xuất dở dang
phẩm xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Theo đó, muốn tính được giá thành sản xuất cần phải xác định được phần CPSX của sản phẩm dở dang cuối kì.
Theo Chuẩn mực kế toán số 15 - Hợp đồng xây lắp, để xác định được giá thành công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao từ tổng chi phí phát sinh có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm giữa chi phí thực tế phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toan của hợp đồng, hay phương pháp đánh giá phần công việc hoàn thành hoặc phương pháp tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng [2].
Việc xác định đúng đối tượng, vận dụng đúng phương pháp, tập hợp CPSX đầy đủ, chính xác, loại bỏ những chi phí không cần thiết để tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghía quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được lãi giả, lỗ thật hoặc
ngược lại, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng như định hướng cho hoạt động kinh doanh. Theo cả ba cách tính giá thành như trên, ta đều xác định được phần chi phí tương ứng với doanh thu của hợp đồng xây lắp, từ đó lấy tổng chi phí phát sinh trừ đi phần chi phí tương ứng với doanh thu của hợp đồng xây lắp sẽ ra chi phí xây lắp dở dang cuối kì. Theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, việc xác định giá thành theo Chuẩn mực 15 - Hợp đồng xây lắp sẽ tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp hơn và tin cậy hơn.