Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SIGMA VIỆT NAM (Trang 46)

lắp dở dang. SPDD trong DNXL có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp chưa được bên Chủ đầu tư nghiệm thu hoặc chấp nhận thanh toán.

Đánh giá SPDD cuối kì là tính toán, xác định phần CPSX mà SPDD cuối kì kì phải gánh chịu. Việc đánh giá chính xác SPDD cuối kì là điều kiện quan trọng để tính chính xác giá thành sản phẩm.

Hiện nay, trong các DNSX, nói chung SPDD cuối kì có thể được đánh giá theo một trong các cách sau đây:

+ Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; + Theo khối lượng hoàn thành tương đương; + Theo chi phí định mức.

Thông thường SPDD cuối kì trong DNXL được xác định bằng phương pháp kiểm kê khối lượng cuối kì. Việc tính giá trị sản phẩm làm dở trong XDCB phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu:

- Nếu sản phẩm xây lắp qui định bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì công trình, hạng mục công trình được coi là sản phẩm dở dang, toàn bộ CPSX phát sinh thuộc công trình, hạng mục công trình đó đều là chi phí của SPDD. Khi công trình, hạng mục công trình đó hoàn thành bàn giao thanh toán thì toàn bộ CPSX đã phát sinh tính vào giá thành sản phẩm.

- Nếu những công trình, hạng mục công trình được bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thanh toán là SPDD, CPSX phát sinh trong kì sẽ được tính toán một phần cho SPDD cuối kì theo tỷ lệ dự toán công trình, hạng mục công trình.

Công thức:

Chi phí r Chi phí thực tế của Chi phí

Chi phí thực tế của

thực tế = λ + KLXL dở dang phát x của KLXL

KLXL dở dang đâu kỳ

KLXL dở Chi phí của KLXL Chi phí của KLXL cuối kỳ dang cuối hoàn thành bàn giao + dở dang cuối kỳ theo dự

kỳ theo dự toán theo dự toán toán

Ngoài ra, các công trình, hạng mục công trình có thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ công việc thì giá trị SPDD cuối kì chính là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh.

1.3.6. Ke toán giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp hạch toán: Theo thông tư 200/2014/TT/BTC, Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất , kinh doanh , phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất xây lắp công nghiệp, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp.

Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phảm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.

Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

Tài khoản sử dụng: Để tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản

154- Chi phí sản xuất dở dang, bao gồm 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1541- Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ.

- Tài khoản 1542- Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (thành phẩm, cấu kiện xây lắp...)

- Tài khoản 1543- Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ.

- Tài khoản 1544- Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang cuối kỳ.

6 2 1

1 54

Chi phi sàn xuất kinh doanh dó' dang I 52

Phân bồ, kết chuyến chi phi ---:—τri- - -. --- . jI

nguyên liệu, vật liệu trực tiêp Trj giá nguyên liệu, vặt Iigu xuất,

thuê gia công chề biền hoàn thành nhập kho

6 2 2

138, 334 Phàn bổ, kết chuyên chi

phi nhân công trực tiêp

Trị giá san phâm hong không sứa chữa được, người thiệt hại phai bôi thường

6 2 3

Phân bỗ, kết chuyên chi phí sư dụng ITtay thi công

SP san xuất ra Sir dụng cho tiêu dùng nội bộ hoũc sư dụng cho IlD XDCB không qua nhập kho

641, 642, 241

111, 112,331

241

CKTM. GGHB dược hường tương ứng với số NVL d;ì xuất dùng dé sán xuất san phằm dở dang Chi phi san xuât thư nhó hơn

sổ thu hồi từ việc bân. thanh lý SP san xuất thư

Thuế GTGT (nêu có)

111,112,131 Thu hối (bán, thanh lý) san phàm

sán xuất thứ

241

Chi phi sán xuất thư lớn hơn sô thu hồi từ việc bán, thanh lý SP sàn Xuat thú I 5 5 6 3 2 6 2 7 San phàm hoàn thành nhập kho Xuất bán thành phâm

Phân bô, kết chuyên chi phi san XIiat chung vào giá thành san phẩm

San phấm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay Khoan chi phi san xuât chung CO đinh không phân bô vào giá thành sàn phâni, được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

1.4. Ke toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp

1.4.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã hình thành nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm các lợi ích kinh tế. Từ nhu cầu đa dạng về thông tin của các chủ thể trong và ngoài doanh nghiệp, hệ thống kế toán được chia thành kế toán tài chính, kế toán thuế và kế toán quản trị. Mục đích của kế toán tài chính và kế toán thuê nhằm thiết lập các báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán đã được luật hóa để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Mục đích của kế toán quản trị được hình thành nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp.

Theo Luật kế toán của Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003, thì “ Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán””. Với đối tượng phản ánh cụ thể là thông tin về chi phí thì kế toán quản trị chi phí là công cụ cung cấp thông tin chi phí cho quá trình ra quyết định của các cấp quản trị.

Theo Tràn Thu Hường, [Luận án TS “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam”, Tr. 16], “ Kế toán quản trị chi phí là quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin chi phí phát sinh từ các hoạt động theo yêu cầu quản trị nội bộ của các đơn vị kế toán.

1.4.2. Đặc điểm cơ bản của kế toán quản trị chi phí

Một là, KTQTCP nhấn mạnh việc cung cấp số liệu cho việc sử dụng nội bộ cho nhà quản trị, nó sử dụng các thông tin kế toán ban đầu, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu thông tin nhà quản trị DN. Đối tượng sử dụng thông tin KTQTCP là các nhà quản trị, thường xuyên phải đề ra các quyết định khác nhau liên quan tới SXKD trong ngắn và dài hạn. Vì vậy, họ cần phải có những thông tin riêng biệt , phù hợp với từng loại quyết định. KTQTCP cung cấp

các thông tin tài chính nội bộ, có vai trò đo lường và giám sát kết quả hoạt động của DN và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý.

Hai là, KTQTCP chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai, được thiết lập bởi nhu cầu thông tin trong việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động SXKD. Trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh nên KTQTCP cung cấp thông tin cho nhà quản trị cần linh hoạt, tốc độ và thích hợp với từng quyết định, có thể cung cấp bất kỳ khi nào nhà quản lý cần, tính linh hoạt cao nên không đòi hỏi phải tuân thủ theo pháp luật kế toán và cũng không đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối của số liệu.

Ba là, KTQTCP mang tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thông tin.

KTQTCP thu thập, xử lý phân tích thông tin trên cơ sở kết hợp dữ liệu lịch sử, dữ liệu hiện tại, dữ liệu ước tính và các dự án tương lai.

Nguồn dữ liệu cảu KTQTCP là hệ thống dữ liệu kế toán của DN, cùng với các nguồn thông tin khác như: hồ sơ khách hàng, xu hướng phát triển của ngành, tình hình cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường, lãi suất, tỷ giá...

1.4.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.

Căn cứ vào chức năng và nhu cầu thông tin KTQTCP, nhằm phục vụ các nhà quản trị, KTQTCP bao gồm 6 nội dung: (1) Phân loại chi phí, (2) Lập dự toán chi phí; (3) Phản ánh chi phí thực hiện và xác định giá thành sản phẩm, (4) Phân tích chi phí, (5) Đánh giá hiệu quả quản trị chi phí, (6) Báo cáo kế toán quản trị chi phí. [Lê Thế Anh, “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam”,2017]

(1) Phân loại chi phí

Muốn quản trị được chi phí các nhà quản trị cần phải nhận diện được chi phí, do đó phân loại chi phí là khâu quan trọng trong công tác kế toán chi phí, góp phần quyết định sự phù hợp của thông tin của kế toán quản trị. Phân loại chi phí phù hợp sẽ phát huy được vai trò của dự toán, kế toán chi phí thực hiện, phân tích chi phí, sắp xếp phục vụ công tác quản trị tốt nhất.

(2) Lập dự toán xây lắp công trình

Dự toán chi phí là việc lập kế hoạch chi phí nhằm dự báo chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Mối quan hệ giữa các bộ phận dự toán thể hiện ở sơ đồ sau:

Nguồn: ( Nguyễn Ngọc Quang, 2011)

(3) Ghi nhận CP sản xuất và giá thành công trình, hạng mục công trình

Do tính chất của KTQTCP thường rộng hơn kế toán tài chính và việc phân loại CP của KTQT cũng đa dạng hơn nên kế toán quản trị chi phí cần nhiều sổ kế toán và nhiều tài khoản kế toán chi tiết hoặc tài khoản bổ sung hơn so với hệ thống sổ, hệ thống TK kế toán của kế toán tài chính. Vì vậy để ghi nhận chi phí SX cần phải xây dựng được hệ thống tài khoản và xác định phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành công trình, hạng mục công trình.

(4) Phân tích chi phí sản xuất nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định

Phân tích CPSX là công việc quan trọng của KTQTCP nhằm tìm ra các ý nghĩa của số liệu chi phí đã và sẽ phát sinh. Việc phân tích thông tin về chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các DNXD vì các DN này phải sử dụng một lượng rất lớn các yếu tố đầu vào, điều kiện quản lý và tổ chức sản xuất phức tạp. Thông tin KTQTCP chỉ nhằm mục đích cung cấp trong nội bộ và phục vụ chủ yếu là cho nhà quản trị các cấp của DN. Do đó việc phân tích CP là nhiệm vụ của KTQTCP để cung cấp các thông tin riêng biệt, độc quyền cho nhà quản trị. Vì vậy, việc phân tích CP có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các quyết định mà nhà quản trị đưa ra. Việc phân tích thông tin phụ thuộc vào mục đích sử dụng thông tin, phương pháp phân loại và phản ánh CP. Tùy theo nhu cầu thông tin của nhà quản trị, kế toán sẽ tổng hợp và phân tích các thông tin về CP tương ứng. Để việc phân tích thông tin về CP hiệu quả hơn khi nó được phối hợp phân tích với các tiêu chí khác như doanh thu, sản lượng xây lắp, lợi nhuận. Thông tin CP được kế toán quản trị phân tích hướng tới hai mục tiêu chính là kiểm soát chi phí và phân tích phục vụ việc ra các quyết định kinh doanh.

(5) Đánh giá hiệu quả quản trị chi phí

Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí trong quá trình thi công, các doanh nghiệp xây dựng cần lập báo cáo giá thành sản xuất cho từng hạng mục công trình. Những công trình có kết cấu và kỹ thuật thi công giống nhau được sử dụng để so sánh giữa các kỳ và so sánh với dự toán để phát hiện kịp thời các chênh lệch giữa dự toán và thực tế, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện quản lý và sử dụng chi phí đạt hiệu quả.

Bên cạnh báo cáo về chi phí sản xuất, các doanh nghiệp xây dựng cần tiến hành phân tích sự biến động giữa dự toán và chi phí thực tế của từng hạng mục công trình, từng công trình.

(6) Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

Báo cáo KTQTCP là báo cáo phản ánh chi tiết, cụ thể tình hình chi phí xây lắp của DN theo yêu cầu của nhà quản trị các cấp. Hệ thống báo cáo là sản

phẩm của mô hình KTQTCP nhằm mục đích cung cấp được các thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai ra theo yêu cầu của nhà quản trị. Nội dung và kết cấu của báo cáo KTQT phải đáp ứng được nhu cầu của nhà quản trị trong việc theo dõi, phân tích, đánh giá quá trình xây lắp tại công trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp như sau:

- Làm rõ đặc điểm của sản xuất xây lắp và phân tích ảnh hưởng của những đặc điểm này tới công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm;

- Làm rõ yêu cầu và nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

- Làm rõ nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (chứng từ, tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán).

Trên cơ sở những lý luận chung này, các nhà quản lý sẽ có được cái nhìn khái quát về quá trình kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Và dựa trên cơ sở lý luận này, Tác giả sẽ đi nghiên cứu thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sigma Việt Nam được trình bày trong Chương 2.

Vốn điều lệ 50.000.000.000 50.000.000.00 0 100.000.000.00 0 2 Tổng tài sản 342.075.813.205 554.127.788.92 0 1.410.776.023.34 1 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SIGMA VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Sigma Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty TNHH Sigma Việt Nam

Địa chỉ trụ sở chính: 14-16 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (84-4) 3 9288683 Fax: (84-4) 3 9288667

Email: sme@sigma.net.vn Website: http://www.sigma.net.vn

Địa chỉ Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: Phòng 1001, Tầng 10, Tòa nhà Beautiful Sài Gòn, số 2, Nguyễn Khắc Viện, Q.7, TP HCM

Thành lập vào năm 2005, Công ty TNHH Sigma Việt Nam hiện là một trong số những nhà thầu cơ điện trong nước lớn mạnh nhất tại Việt Nam với sự có mặt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SIGMA VIỆT NAM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w