Kho bạc nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu 0813 Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An - Luận văn Thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 29)

1.2 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.2 Kho bạc nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước

nước cấp tỉnh

1.2.2.1 Kho bạc Nhà nước

Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tường chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, quản lý một số tài sản quý...

Ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, mốc son này đánh dấu sự ra đời của Hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước là kho ngân quỹ Nhà nước, thực hiện việc phản ánh các nguồn thu thông qua thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN và thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo luật định, thực hiện quản lý và kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trước khi xuất quỹ, được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy đinh, tổ chức hạch toán NSNN, hạch toán kế toán các quỹ và tài sản Nhà nước được giao quản lý.

Kho bạc nhà nước là công cụ quản lý tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ quản lý nguồn tài chính tập trung của Quốc gia, kiểm soát việc phân phối và sử dụng các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác nhằm phục vụ lợi ích của toàn xã hội.

1.2.2.2 Chức năng quản lý ngân sách tại Kho bạc Nhà nước - KBNN có hai chức năng cơ bản là:

+ Quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý.

+ Huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái và trái phiếu.

- Thực hiện và cụ thể hoá các chức năng nêu trên, chính phủ và bộ tài chính, Chính phủ, Bộ tài chính quy định nhiệm vụ của KBNN bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nội ngành.

1.2.2.3 Nhiệm vụ quản lý ngân sách tại Kho bạc Nhà nước

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước:

+ Quản lý quỹ NSNN: Kho bạc nhà nước có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp. Cụ thể:

KBNN có nhiệm vụ tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN (bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và nước ngoài); tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách theo quy định. Luật Ngân sách nhà nước, điều 47 quy định “Toàn bộ các khoản thu ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước”.

KBNN tổ chức thực hiện chi NSNN. KBNN quản lý, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi từ NSNN bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) của Nhà nước.

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, KBNN có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp tài chính khác để thu cho NSNN. KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ KBNN các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữ tài chính của trung ương, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước và một số quỹ tài chính Nhà nước khác.

+ Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước, và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- KBNN có nhiệm vụ quản lý, bảo quản an toàn và hạch toán theo dõi các tài sản do các cơ quan Nhà nước tạm thu, tạm giữ của các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước gửi tại KBNN, đồng thời KBNN có trách nhiệm tham gia với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khoản tạm thu, tạm giữ; thực hiện lệnh thu vào NSNN hoặc chi trả lại cho đối tượng có tài sản bị tạm thu, tạm giữ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN và các quỹ tài chính khác:

+ Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước, KBNN các cấp tổ chức công tác hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do Nhà nước giao. Trên cơ sở các số liệu kế toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn: KBNN thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn như một Ngân hàng.

- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN được mở tài khoản tại Kho bạc. KBNN kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản.

- KBNN được mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình.

- Để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao quản lý, KBNN tổ chức quản lý, điều hành vốn tập trung, thống nhất. KBNN được sử dụng tồn ngân KBNN để tạm ứng cho NSNN theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh quản lý quỹ NSNN, KBNN còn thực hiện việc theo dõi quản lý hạch toán quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, quản lý quỹ dự trữ tài chính.

- Tổ chức huy động vốn cho ngân sách và cho đầu tư phát triển: Xuất phát từ nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, KBNN được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN. Nguồn vốn huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bảo đảm bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu phát KT-XH của đất nước.

- Nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển từ NSNN ngày càng lớn đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, KT-XH. Thông qua phát hành công trái, trái phiếu, mỗi năm KBNN huy động được hàng chục ngàn tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư cho các chương trình, dự án lớn của Nhà nước. Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đang trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế và trên thị trường chứng khoán (TTCK) ở nước ta.

- Quản lý, cấp phát, cho vay đối với các chương trình mục tiêu của Chính phủ: Quản lý, cấp phát, cho vay các dự án, chương trình mục tiêu của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng mà ngành KBNN được Chính phủ giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện nhiệm vụ này, KBNN phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thẩm tra, thẩm định, cấp phát, cho vay các dự án chương trình, đảm bảo vốn cấp phát, cho vay đúng

mục đích, hiệu quả. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, KBNN còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ truởng Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu 0813 Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An - Luận văn Thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w